Bè lũ lợi dụng dân chủ, nhân quyền sẽ đi về đâu!?

Câu hỏi ở tựa đề nêu trên cũng chính là câu hỏi mà một Facebooker trên mạng với cái tên Mai Tú Ân đã đặt cho chính status của mình và đã được nhiều trang mạng lề trái trích nguồn trên trang chủ của mình như Đàn chim Việt hay Dân chủ nhân quyền cho Việt Nam… Có thể nói, câu hỏi này đã, đang và sẽ là chủ đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi mà phương thức thủ đoạn của những kẻ núp bóng dưới những chiêu bài tưởng chừng rất là cao đẹp đó là dân chủ, nhân quyền để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm đạt được những mục đích khác nhau của chính bản thân mình. Dường như trong thời điểm hiện nay, đám người tự xưng là nhà hoạt động dân chủ hay hoạt động nhân quyền này so với trước đây đã chuyển dần từ trực tiếp liên lạc với nhau qua điện thoại để móc nối với nhau hình thành tổ chức hay hội nhóm xuống đường biểu tình hô hào những khẩu hiệu sáo rỗng hay rải các tờ rơi, truyền đơn nói xấu Đảng và Nhà nước… thì ngày nay, do sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này thì chúng đã chuyển sang sử dụng mạng xã hội và nhất là Facebook để liên lạc với nhau, thậm chí là công khai các hoạt động phá hoại thông qua các bài viết nói xấu chế độ, chính quyền của mình trên cộng đồng mạng mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm.
Dưới đây là một số tổ chức phản động ở nước ngoài:
Tuy nhiên, mặc dù có sự phát triển hoặc thay đổi về phương thức, thủ đoạn phạm tội như vậy nhưng quay trở lại câu trả lời cho câu hỏi ở tựa đề thì những đối tượng này chắc chắn sẽ bị xử lý thích đáng nếu vẫn không chịu hối cải mà tiếp tục thực hiện hành vi chống đối, vi phạm pháp luật của mình. Bài viết của Mai Tú Ân có nội dung chính là đề cập đến việc đi ra nước ngoài xin tị nạn chính trị sau khi ra tù của một số đối tượng trước đây bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ và xử lý như Trương Minh Tam hay Lê Thị Công Nhân. Bài viết này của Mai Tú Ân cũng trích dẫn hai luồng luận điểm gây tranh cãi giữa những đối tượng này đó chính là sự đi và sự ở lại của bọn chúng đồng thời cổ súy cho việc chống đối chính quyền của những kẻ đang manh nha có những bước đi đầu tiên theo kiểu “Hỡi những con người tranh đấu trên đất nước này, những con người mà cái chế độ tàn ác này đã giáng lên đầu các bạn những tai họa lớn lao chỉ bởi vì các bạn là những con người đứng thẳng lưng dưới ánh mặt trời, những con người can đảm đem hiểu biết đến với người dân để không phải thẹn với tổ tiên, là những con người bất khuất đang chứng tỏ rằng nước Nam không bao giờ thiếu người Nam sẵn sàng trả nợ núi sông”.
Thật không thể chấp nhận được. Trước hết, pháp luật Việt Nam vốn đặt khá nặng tính nhân đạo khi mà những kẻ trước đây lầm đường lạc lối biết sai và sửa sai đều được hưởng những mức án khá nhẹ. Ví dụ như trường hợp của đối tượng Phan Thanh Hải (tức Ba Sài Gòn) chỉ bị tòa án tuyên 4 năm tù giam trong khi những kẻ chống đối quyết liệt như Nguyễn Văn Hải (tức Hải Điều cày) trong chính vụ án đó bị tòa án tuyên phạt tới 12 năm tù. Tính nhân đạo luôn được các nhà chức trách thực hiện đúng theo tinh thần của pháp luật mà vẫn thể hiện tính nghiêm minh và bạn đọc chắc chắn có thể cảm nhận được điều đó ngay trên thực tế chứ không còn là những quy định khô cứng về pháp luật hình sự trên giấy. Do vậy, những luận điểm cố súy cho những kẻ “ăn mày dĩ vãng” và “ảo tưởng sức mạnh” kia chắc chắn sẽ bị vùi dập không thương tiếc và cần phải như vậy.
Như đã nói ở trên, mặc dù đám dân chủ, nhân quyền đó có thể có những ưu thế nhất định khi lợi dụng sự phát triển của công nghệ để qua mặt cơ quan chức năng hoặc để phục vụ tốt hơn cho những hành vi phạm tội của mình thì bên cạnh đó cũng có những tai hại cho chính bản thân chúng. Đó là việc phát triển của khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc người dân sẽ được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ hơn, để từ đó tổng hợp thông tin để đưa ra được những suy luận, kết luận của mình tiệm cận với thực tế hơn, không để cho bọn “bồi bút” “xỏ mũi” theo kiểu muốn nói gì cũng được như trước đây. Mặt khác, điều này cũng mang lại sự hiểu biết về mặt pháp lý cho người dân, làm cho họ biết sống và làm việc theo pháp luật, tránh được sự hướng lái của những kẻ xấu.
Từ những lập luận trên, chúng ta có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nhận thức của người dân tăng lên. Cho nên, số phận của những kẻ đang ngày đêm rắp tâm thực hiện hành vi đăng tải những bài viết có nội dung xấu kia chắc chắn sẽ không được tốt lành gì. Đương nhiên, xã hội ngày càng văn minh, pháp luật không thể đem chúng ra để xử bắn. Nhưng điều đau đớn hơn cho chính bản thân chúng đó chính là khi mà nhận thức của nhân dân đã có sự định hướng đúng đắn, khách quan thì những gì mà chúng làm chỉ là “trò hề” mà thôi. Do đó, cơ quan chức năng chỉ cần làm tốt công việc của mình thì đám “dân chủ giả cầy” này ắt sẽ tự tiêu vong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *