VỀ CÁI GỌI LÀ “HIỆP ĐỊNH THÀNH ĐÔ”!

Người yêu nước chân chính thì không ai coi thường dân tộc, không ai gọi dân tộc và đồng chí đồng đội là hèn cả, bởi cả thế giới này chỉ có nghiêng mình kính phục chứ không có ở đâu coi Việt Nam là hèn!

Và yêu nước chân chính thì không ai tự nguyện biến thành cái loa nối dài tuyên truyền không công (hoặc được trả công) cho giặc bành trướng để lu loa luận điệu về những cái gọi là “Công hàm Phạm Văn Đồng” với “Hiệp định Thành Đô” cả, đó chính là âm mưu của Trung Quốc và phương Tây nhằm làm rối loạn nhân tâm Việt mà dẫn đến mất nước!

Vậy nên hôm nay nói ngắn về cái gọi là “Hội nghị Thành Đô”:

1.KHÔNG có bất cứ thứ gì được gọi là “Hiệp định Thành Đô”, đây đơn thuần chỉ là một cuộc gặp mặt ngoại giao. Không có bất cứ tài liệu nào nhắc đến có một hiệp định được ký trong cuộc gặp mặt này, duy nhất chỉ có biên bản làm việc giữa 2 bên.

2.KHÔNG có chuyện Việt Nam thất bại trong cuộc gặp mặt ngoại giao này. Đặng Tiểu Bình không ra Thành Đô, cũng chẳng có cái bẫy nào hết. Thực tế là sau sự kiện Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình không còn giữ bất cứ chức vụ nào hết, người ĐỨNG ĐẦU lúc này là GIang Trạch Dân . Cuộc gặp mặt ở Thành Đô là cuộc gặp mặt với quy cách cao nhất (thậm chí là cao hơn nhiều chuyến thăm của tổng thỗng Mỹ đến Trung Quốc).

3.KHÔNG có bất cứ nhượng bộ nào của Việt Nam trong cuộc gặp mặt này về quân sự và chính trị.
+ Cần biết rằng, tháng 12/1989 Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia, không phải đợi đến ngày 3 tháng 9 năm 1990, sau cuộc gặp này. Ai cãi thì xin mời hỏi bộ đội chiến trường K, khỏi cần hỏi đến các ông tướng.
+ Cần biết rằng, Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch rời khỏi Bộ chính trị theo lời kêu gọi của TBT Nguyễn Văn Linh. Thực tế TBT kêu gọi tất cả những người lớn tuổi ra khỏi Bộ chính trị và về hưu cho lớp trẻ lên thay, tránh tình trạng “chuối chín cả buồng” như ở Liên Xô với những hệ lụy nặng nề. Hiện nay Đ/c Phạm Bình Minh con cụ Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) là ủy viên BCT khóa này, làm chức vụ của cụ và cao hơn nữa.
+ Cần biết rằng, không có chuyện nhượng bộ đảo hay lãnh thổ trong các cuộc đàm phán sau đó. Thực tế là chính ở Trung Quốc, đám “Trung Tân” cũng đang nói “Trung Quốc bán đất, bán biển bán đảo” cho Việt Nam, cụ thể là Bạch Long Vỹ và các các vùng biên giới trên bộ (mà Việt Tân cũng đang gào rống như thế). Sau vụ Gacma 1988, Trung Quốc không chiếm thêm bất cứ đảo nào ở Trường Sa.

4. KHÔNG hề có một sự nhượng bộ nào về đồng minh Campuchia, mà là sự tranh luận các phương án để đi đến đồng thuận, và hiện nay sau gần 30 năm, Hunsen vẫn đang cầm quyền với sự ủng hộ của Việt Nam.
Trong bài phát biểu ở Hà Nội sau cuộc gặp, Đ/c Đỗ Mười gọi Trung Quốc là láng giềng, không phải Đồng chí, cũng không phải Đồng minh.

Cái CÓ duy nhất là Việt Nam và TQ bình thường hóa quan hệ sau nhiều năm xung đột, như cách mà bất cứ quốc gia nào khác đã làm với nhau, gồm các nội dung thống nhất như sau:
+ Hai bên áp dụng biện pháp giảm lực lượng quân đội ở biên giới, tránh tất cả các hoạt động đối địch.
+ Đình chỉ mọi tuyên truyền đối địch với đối phương.
+ Tăng cường sự đi lại của dân chúng.
+ Khôi phục trật tự bình thường trong buôn bán ở vùng biên giới (biên mậu).
+ Lãnh đạo cấp cao hai nước tiến hành tiếp xúc và thăm lẫn nhau.

Và từ đó đến nay, với việc bình thường hoá quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ, Việt Nam đã phát triển nhanh chóng.

Nguồn: Thường dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *