CHÍNH SÁCH ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO CỦA GIA ĐÌNH HỌ NGÔ, THAM SÁT MỸ LAI CỦA QUÂN ĐỘI MỸ – TỘI ÁC CỦA NHỮNG KẺ XÂM LƯỢC.

Chiến tranh kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù đế quốc thực dân kiểu mới. Đế quốc Mỹ sau khi hậu thuẫn cho anh em nhà Ngô Đình Diệm thành lập ra chính phủ bù nhìn nhằm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ đã ra sức đàn áp dân chúng dưới vĩ tuyến 17, ra đạo luật 10/59 khủng bố, bắt bớ với khẩu hiệu “thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Trong mắt những kẻ đó ai cũng có thể là Việt Cộng, ai cũng có thể là kẻ thù do đó từ dân thường đến chức sắc tôn giáo cũng không phải là ngoại lệ.

Từ khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm và cấp dưới đã đẩy mạnh chính sách kỳ thị trên tất cả các lĩnh vực từ tư tưởng – chính trị, kinh tế – xã hội đến văn hoá – giáo dục nhằm thực hiện âm mưu loại Phật giáo ra khỏi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân miền Nam, sát hại tăng, ni, phật tử ngay trong các ngôi chùa, cấm treo cờ Phật giáo dẫn đến sự đấu tranh. Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một phong trào dân sự có quy mô rộng lớn. Tuy mang màu sắc tôn giáo, nhưng thực ra đây là sự vùng lên của các tầng lớp người dân miền Nam nhằm xoá bỏ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Liền sau khi bùng nổ tại Huế, phong trào đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến. Ngay cả một số đông công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm cũng tích cực tham gia đấu tranh. Báo cáo của các Ty, Sở An ninh quân đội Việt Nam cộng hòa cả khắp bốn quân khu gửi về đều nhấn mạnh đến tình trạng suy sụp tinh thần quân nhân các cấp. Riêng Quân khu I, đa số sĩ quan đều trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ cho phong trào đấu tranh của Phật giáo chống chính phủ. Sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân không chỉ vì ủng hộ Phật giáo mà còn vì ý thức chống chế độ độc tài, phi dân chủ.

Vụ thảm sát Mỹ Lai là chứng tích tội ác không thể chối cãi của quân xâm lược Hoa Kỳ mà đám rận chủ vẫn đang bám víu, bẻ cong ngòi bút, nói sai sự thật.                        Binh lính Mỹ đốt nhà tại Mỹ Lai

Ngày 16/3/1968 đi vào lịch sử Việt Nam như một trong những ngày đau thương nhất khi lính Mỹ sát hại 504 thường dân không có vũ khí trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam và thế giới hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972. Do hoàn cảnh hỗn loạn khi vụ thảm sát xảy ra và việc Lục quân Hoa Kỳ không thực hiện thống kê chính xác số nạn nhân, người ta không biết được hoàn toàn chính xác số dân thường bị lính Mỹ giết hại tại Mỹ Lai.

Con số ghi lại tại Khu chứng tích Sơn Mỹ là 504 dân thường từ 1 tuổi đến 82 tuổi, trong đó có: 182 phụ nữ (có 17 người đang mang thai), 173 trẻ em (có 56 em dưới 5 tháng tuổi), 60 cụ già trên 60 tuổi, 89 trung niên. Con số do phía Mỹ đưa ra thấp hơn, 347 nạn nhân, có 247 căn nhà bị lính Mỹ thiêu hủy, hàng ngàn trâu bò, gia súc cũng bị giết. Sự tàn ác đến tột cùng nhưng rồi chính phủ Mỹ khi đó bưng bít đi và cũng không một sát nhân nào bị đem ra xét xử đúng nghĩa.

Trên đây chỉ là hai ví dụ trong số rất nhiều các sự kiện khủng bố, đàn áp, thảm sát man rợ mà lính Mỹ và ngụy quân đã gây ra đau thương trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay, rận chủ ra sức kêu rằng Việt Nam không phát triển được như các nước khác. Thử hỏi, nếu không có một tên lính Pháp rồi Nhật, rồi Mỹ rồi quân phiệt Bắc Kinh (1979) xâm lấn, phá hoại thì thử hỏi Việt Nam bây giờ liệu có tụt hậu như ngày nay. Việc tuyên truyền, phá hoại, nói xấu, bôi nhọ là nghề của rận chủ nhưng sự thật lịch sử thì mãi mãi không thể thay đổi.

Nguồn: Giang Sơn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *