THẢM SÁT MỸ LAI QUA ẢNH

        Nói thật với các thím, các chế, tôi không quan tâm và cũng không thích nói chuyện chính trị, tôi chỉ lo bươn chải kiếm sống, lo cho cái gia đình nhỏ bé của tôi thôi. Nhưng tôi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi trên FB nghe mấy đứa rận chủ, ba que chọc ngoáy, nói láo, tráo trở, mất dạy… nên có vài lời vàng ngọc với cái lũ này. Tôi thấy hết cái con phò Emily Page- Le, thằng Dũng Phi mèo (Nguyễn Viết Dũng)… cho đến các linh mục ngáo đá Nguyễn Duy Tân, Lê Ngọc Thanh, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… mở mồm là chửi chế độ Cộng sản, nào là: Độc quyền đảng trị, chính quyền thối nát, ngu dốt, bợ đỡ, bán đất, biển đảo cho Tàu khựa; rồi thì: Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến đánh Pháp, chống Mỹ… đều là phi nghĩa, không có giá trị, kéo lùi lịch sử… Thôi thì đủ cả, nghe rác cả tai.

Nhưng điều ấy tôi cũng không bận tâm, vì không ai tin mấy đứa tâm thần này cả. Điều đáng nói ở đây là, chúng ca ngợi ai không ca ngợi, lại đi tôn sùng, tung hô cái thây ma Việt Nam Cộng hòa, ca ngợi lão Tổng thống họ Ngô (với cái Luật 10/59 – lê máy chém đi khắp miền Nam, chặt đầu những người kháng chiến chống Pháp và Việt Minh) và bọn Mẽo. Đúng là một lũ óc chó, bã đậu, ngu không tả nổi. Cũng bày bặt đưa các hình ảnh mỵ dân của cái chế độ thối nát, các so sánh cái sự phát triển của cái gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”, mà không biết bản chất là tiền của bọn Mẽo bơm vào nhằm biến Nam Việt Nam trở thành thành trì ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản. Thời buổi công nghệ 4.0 mà vẫn còn ra rả cái bài “Tâm lý chiến”, chỉ cần gõ mấy “từ  khóa” như: Luật 10/59, Ấp chiến lược, Ngô Đình Diệm… thì cái bài xuyên tạc của mấy đứa “xỏ lá ba que” này bị bóc mẽ, chỉ còn có cách úp mặt vào đít đàn bà thôi. Ngu không tả nổi!

Mà thôi, hôm nay tôi chỉ muốn trưng vài tấm ảnh về cái mà mấy đứa này tung hô để thấy bộ mặt thật của bọn Mỹ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa để chúng tự cắn lưỡi hoặc làm nắm lá ngón mà chết, nếu chúng còn chút liêm sỉ. Vậy nhé!

Ngày 16/3/1968, theo lệnh cấp trên, tốp lính Mỹ điên cuồng xả súng vào thôn Mỹ Lai (Quảng Ngãi), làm hơn 504 người chết, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Sau đây là một số hình ảnh, diễn biến:

 
Ngày 16/3/1968, trực thăng Mỹ hạ cánh xuống một bãi đất trống tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Tình báo Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Quân Giải phóng đã ẩn náu tại đây. Lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào đây. Ảnh: Getty

 

 

Tuy nhiên, lính Mỹ không tìm thấy Quân Giải phóng, thay vào đó chỉ thấy dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang tìm chỗ ẩn nấp. Nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ Ron Haeberle theo chân Đại đội Charlie để ghi lại những cảnh tượng kinh hoàng ngày hôm đó. Ảnh: Getty

 

 
Xác 3 thường dân nằm giữa đường làng sau khi trúng đạn. Lính Mỹ dùng súng, lưỡi lê hoặc lựu đạn để giết chết dân thường. Thiếu úy William Calley ra lệnh cho binh sĩ xả súng vào các “địa điểm tình nghi có đối phương”. Ảnh: Getty
Binh sĩ Mỹ đốt nhà, giết vật nuôi, tàn phá các loại cây trồng và thực phẩm, theo BBC. Ảnh: Getty

 

 

 
Một lính Mỹ châm lửa đốt nhà dân. Ảnh: My Lai Massacre Museum

 

 
Ngọn lửa thiêu rụi ngôi nhà tranh của người dân làng Mỹ Lai.    Ảnh: Getty

 

Lính Mỹ dồn phụ nữ, trẻ em vào một góc trước khi xả súng. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt. Lính Mỹ đánh đập, tra tấn những người quỳ lạy xin tha bằng báng súng và đâm họ bằng lưỡi lê”, BBC mô tả cảnh tượng của cuộc thảm sát. Ảnh: Getty

 

 
Người anh che chở cho em trước loạt đạn của lính Mỹ. Ảnh: Getty

Xác người nằm la liệt sau vụ thảm sát. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trước khi bị sát hại, nhiều phụ nữ còn bị cưỡng bức, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo những bộ phận trên cơ thể. “Vài người cố bỏ chạy nhưng không thể và ngã xuống. Tôi nhớ có một người phụ nữ cố vùng dậy và chạy với một đứa bé trên tay nhưng không thể”, Ronald Haeberle kể lại.

 

 

 
Một ông già ngồi trên nền đất. “Tôi nghe thấy hai tiếng súng và đoán ông già đã bị giết”, nhiếp ảnh gia Haeberle kể lại. Ảnh: National Archives

Một lính Mỹ vô cảm chụp hình bên xác người

 

Theo BBC, lính Mỹ đã giết 504 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. 8 năm sau vụ việc, tháng 3/1971, người duy nhất bị kết án là thiếu úy William Calley. Số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley là khoảng 22 người. Hắn chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với hình thức quản thúc. Ảnh: National Archives

 

Lính Mỹ ngồi nghỉ sau nhiều giờ xả súng điên cuồng. Ngày 5/12/1969, tạp chí LIFE đăng toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm hình. Cả thế giới khi ấy bàng hoàng. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận, hâm nóng phong trào phản chiến. Ảnh: National Archives

 

Những hành động tội ác xảy ra vào ngày hôm đó bị che giấu một cách nhục nhã. Mãi đến tháng 11/1969, Ron Ridenhour, một người lính của Lữ đoàn 11, kể lại câu chuyện cho nhà báo Seymour Hersh thì vụ việc mới bị tiết lộ. Một cuộc điều tra buộc tội 28 quân nhân. Nhưng chỉ có 14 tên bị đưa ra xét xử, và chỉ có Calley bị kết án tù chung thân. Thực ra, hắn chỉ bị quản thúc có ba năm thì được ân xá của Tổng thống Richard Nixon. Khi tin tức về vụ thảm sát Mỹ Lai lộ ra, tinh thần của binh lính Mỹ đã suy giảm. Nó đã làm gia tăng phong trào phản chiến và làm thất bại cuộc chiến giành lấy trái tim và linh hồn của người Việt Nam.

 

Nguồn: Thường dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *