TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA.

Con người Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú, điều đó xuất phát từ Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã tư đường, trung tâm của Đông Nam Á nên có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và giao lưu của các luồng tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo từ các quốc gia khác nhau, nhất là lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy. Ngoài ra, với địa hình phong phú, đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng đồng người sống ở đây nên trong đời sống tinh thần người Việt thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng tự nhiên, đó cũng là cơ hội để tín ngưỡng và tôn giáo phát triển mạnh. Lịch sử Việt Nam còn là lịch sử chống ngoại xâm, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và để tưởng nhớ những vị ấy, người Việt đã thờ phụng và thần thánh hóa họ, gắn cho họ những sức mạnh của siêu nhiên. Chính những đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa ấy đã có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Trong các tôn giáo hiện nay, đạo Công giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời và gắn với chính trị sâu sắc. Vatican là trung tâm của Giáo hội đạo Công giáo thế giới, có hệ thống tổ chức chặt chẽ, có tiềm lực kinh tế lớn. Thời gian qua, nhìn chung quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo chấp hành tốt các quy định của Pháp luật, chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư… do chính quyền các cấp tổ chức. Người Công giáo đều có chung niềm tự hào về tinh thần yêu nước, quật cường, bất khuất, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhận thức về mặt chính trị nên một số quần chúng giáo dân chưa chấp hành tốt Pháp luật của Nhà nước, bị kẻ xấu lợi dụng kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật trong vùng giáo, mà thời gian gần gây là hoạt động xây dựng, lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai tráo phép xẩy ra ở một số địa phương trong cả nước như Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, các tỉnh Tây Nam Bộ…
Những vụ việc diễn biến phức tạp và dường như có sự chỉ đạo thống nhất từ các tổ chức tôn giáo, huy động quần chúng tín đồ nhằm tạo áp lực với chính quyền, đưa tin, tán phát lên mạng internet để tranh thủ dư luận quốc tế và tạo thành các điểm nóng. Hiện tượng này diễn ra ngày càng phổ biến, tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: Tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo, trong đó phần nhiều là đất đai tôn giáo đã hiến tặng cho nhà nước; xây dựng, cải tạo không xin phép, sai phép…Để xẩy ra những vụ việc trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: hiểu biết pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân có hạn, sự kích động, xúi dục của các đối tượng xấu, với sự bật đèn xanh của các các chức sắc cực đoan và dĩ nhiên có những yếu tố can thiệp từ bên ngoài như tổ chức phản động lưu vong “Việt tân” và chính giới các nước. Trong đó, Mỹ và EU đã sử dụng vũ khí “tôn giáo- nhân quyền” trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Với đạo Công giáo, các vị chức sắc và những người thực hiện sứ mệnh đưa ý niệm của đức Chúa Giê Su đến với cộng đồng dân chúa, đó là tình yêu thương, lòng vị tha, bác ái và thánh thiện; linh mục thực hiện việc chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh cho cộng động giáo dân, đem lại cho cuộc sống tín đồ của mình sự bình an, thanh thản và tràn ngập tình thương yêu. Trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng Benedict XVI gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam có lời răn: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Thông điệp này thể hiện Giáo hoàng Benedict XVI luôn đường hướng và mong muốn những người theo đạo sống Phúc âm giữa lòng dân tộc; đồng bào Công giáo cũng như mọi công dân khác của nước Việt, không phân biệt thành phần tôn giáo, dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết và cần có nghĩa vụ đóng góp vào công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đồng bào Công giáo là một lực lượng quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mong rằng đồng bào Công giáo phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, cảnh giác với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống đối chính quyền, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *