Tản mạn đôi điều về mạng xã hội

Luật An ninh mạng của Việt Nam mới trình Quốc hội xem xét, thảo luận mà giới dâm chủ, “xã hội dân sự”, luật sư “Vịt tân”… đã lu loa là mất dân chủ, vi phạm nhân quyền, vi hiến… nhặng xị ngậu.

 

(ảnh minh họa)
Hài nhất có lẽ là Trần Vũ Hải, xem lão giật tút: “Hãy lên tiếng bảo vệ quyền “mở miệng” của chính mình! Trong khi không mấy FBer biết rằng với dự luật “An ninh mạng” này, đang được Quốc hội thảo luận, nếu được thông qua theo nội dung dưới đây, tất cả các thành viên mạng xã hội sẽ bị ảnh hưởng, có thể rất nghiêm trọng, thậm chí “đau đớn, tang thương”. Vậy vì quyền “mở miệng” của mình, các FBer (đặc biệt các FBer to mồm) hãy nghiên cứu, lên tiếng để những quy định “bịt miệng” không thể có trong luật và có ngày áp dụng với chính mình!”
Nào ai vá miệng nhà lão lại đâu. “Có gan ăn muống, có gan lội hồ”, chơi được thì phải chịu được chứ. Nói thoải mái, tẹt ga, thả phanh, nhưng đừng có cái kiểu: Cắt xén, lồng ghép, léo lái, cường điệu, bóp méo, trắng trợn dựng chuyện… để đánh lừa dư luận, độc giả nhằm hạ uy tín tổ chức, cá nhân, kích động chống chính quyền là được. Còn nếu lo sợ, thì đích thị là “Có tật giật mình”! Chắc là tâm địa xấu xa, nên suy nghĩ cái kết cục của lão và đám dâm chủ cũng sẽ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Viết Dũng… nếu Luật An ninh mạng được thông qua.
Mà kể cũng lạ, các nước mà lão coi là “Thiên đường”, lúc nào cũng tung hô, đội trên đầu ấy cũng đang siết chặt quản lý các mạng xã hội, quản lý các thông tin xấu, độc đấy thôi. Này nhé:
Tại Đức – Quốc gia có tiếng đề cao dân chủ, nhân quyền, ngày 30/6/2017, Quốc hội nước này đã thông qua một đạo luật, theo đó Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác có thể bị phạt một khoản tiền lên tới 50 triệu euro (1296 tỷ đồng) nếu không kịp thời xóa bỏ các thông điệp mang tính thù hận. Đạo luật mà Quốc hội Đức thông qua có tên gọi là “Network Enforcement Act” (tạm dịch là Luật cưỡng chế hành vi sai phạm trên Mạng). Đạo luật này còn có một tên gọi “dân dã” khác là “luật Facebook”. Sau khi được bỏ phiếu thông qua vào ngày 30/6, đạo luật này đã chính thức có hiệu lực vào tháng 10/2017 vừa qua. Theo các quy định trong đạo luật, các công ty truyền thông xã hội sẽ phải đối mặt với một mức phạt nghiêm khắc nếu không kịp thời xóa bỏ trong vòng 24 giờ các nội dung “rõ ràng là bất hợp pháp”. Đó là các nội dung mang tính chất thù hận, phỉ báng và kích động bạo lực. Các mạng xã hội sẽ phải trả khoản tiền phạt ban đầu là 5 triệu euro (129 tỷ đồng). Số tiền có thể tăng lên đến 50 triệu euro (khoảng 1296 tỷ đồng). Các công ty truyền thông cũng sẽ có khoảng thời gian 1 tuần để xóa bỏ các thông điệp khó phân biệt nội dung hơn.
Còn nữa, tại Mỹ – Nơi sinh ra các mạng xã hội cũng đã ra quy định phải quản lý mạng xã hội để đảm bảo an ninh cho cộng đồng và an ninh quốc gia, nhất là sau khi nguy cơ khủng bố gia tăng. Chưa kể các quốc gia khác như Anh, TQ, Nga, Pháp… cũng siết chặt quản lý các mạng xã hội nhằm phòng chống các nguy cơ khủng bố.
Việt Nam đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Googble, FB… loại bỏ những thông tin sai sự thật, mang tính bôi nhọ, kích động ảnh hưởng đến an quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Thời gian qua đã phối hợp gỡ bỏ 4500/5000 video clip có nội dung độc hại trên yotube, 107/107 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản chống phá Nhà nước trên mạng internet.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV vào tháng 5/2018 sắp tới sẽ xem xét và thông qua Luật An ninh mạng, tạo ra cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm, những đối tượng lợi dụng không gian mạng để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá.
Ngõ cụt cho các nhà hoạt động dâm chủ thật rồi!

theo: thuongdan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *