HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI GIẢI THƯỞNG “PHỤ NỮ DŨNG CẢM 2018” CỦA ĐỖ THỊ MINH HẠNH

 

Thông tin từ Đài RFA Tiếng Việt cho hay: “Nhà hoạt động công đoàn và cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được phía Hoa Kỳ vinh danh là nữ anh hùng nhân quyền, nhân tháng tôn vinh phụ nữ”.

Trang Facebook Phòng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết: “Đỗ Thị Minh Hạnh đã đồng sáng lập Phong trào Lao động Việt để cổ vũ cho các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Bà đã phải chịu 4 năm tù giam vì khuyến khích công nhân tại các nhà máy biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.”

RFA còn cho biết thêm: để vinh danh Ngày Phụ nữ Quốc tế năm 2018, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ bà Melania Trump sẽ tham gia trao giải Phụ nữ Dũng cảm 2018 dự kiến ​​được tổ chức vào Thứ Tư, ngày 21/3 tới đây.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có hành động thiếu khách quan và gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng việc trao “giải thưởng” cho một cá nhân từng có tiền án, tiền sự vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đỗ Thị Minh Hạnh, thực chất chỉ là một đối tượng chuyên lừa gạt người lao động nhằm trục lợi cho cá nhân và có nhiều hoạt động chống phá đất nước.

Đỗ Thị Minh Hạnh, SN 1985, tại Lâm Đồng. Với bản tính thích hưởng thụ, lười lao động Đỗ Thị Minh Hạnh đã sớm đi vào con đường tội lỗi. Năm 2009, Đỗ Thị Minh Hạnh tham gia cái gọi là “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” do Trần Ngọc Thành cầm đầu. Dưới sự “bảo kê” “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”, Đỗ Thi Minh Hạnh thường xuyên “la liếm” tại các công ty, nhà máy móc nối, lôi kéo những công nhân lười lao động để kích động các hoạt động đình công, biểu tình, gây rối trật tự công cộng để vu cáo chính quyền vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm nhận tiền tài trợ từ bên ngoài.

Đầu năm 2010, nhận sự chỉ đạo của “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” Đỗ Thị Minh Hạnh cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm đã dùng tiền bạc để mua chuộc, hứa hẹn sẽ đưa ra nước ngoài học tập, lao động; lợi dụng những mâu thuẫn giữa công nhân và lãnh đạo các công ty, xí nghiệp – nhất là các công ty, xí nghiệp vốn nước ngoài để lôi kéo, xúi giục công nhân đình công, biểu tình, bạo loạn ở Trà Vinh, Đồng Nai, TP. HCM; từ đó tao dư luận xấu về Việt Nam và ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Sau chuỗi các hoạt động vi phạm pháp luật, Đỗ Thị Minh Hằng đã bị TAND tỉnh Trà Vinh tuyên phạt 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ra tù từ năm 2014, Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn “chứng nào tật đấy”. Hạnh nối lại những “quan hệ cũ”. Không lâu sau đó, “Phong trào Lao động Việt” được hình thành cũng từ những mối quan hệ mà Hạnh đã có từ trước khi dính vào con đường lao lí. Tuy nhiên, “Phong trào Lao động Việt” do Hạnh sáng lập trong bối cảnh các hội, nhóm chính trị kiểu này đã có mặt nhan nhản và được “công khai hóa” trên các trang mạng xã hội nên mặc dù có sự đặc trưng trong chủ thể đại diện song “Phong trào Lao động Việt” vẫn không thể hiện được gì dù bản thân Hạnh đã cố gắng thiết lập các mối quan hệ cũng như vận động các người có tiếng tham gia và hình thành cả “Hiến Chương, điều lệ” rất đỗi hoành tráng.

Trong bối cảnh bế tắc về đường hướng hoạt động, lại được sự “ve vãn” của 02 linh mục là Lê Ngọc Thanh và Đinh Hữu Thoại (Dòng chúa cứu thế 38, Kỳ Đồng), ngày 17/4/2016, Hạnh đã gia nhập đạo Công giáo và trở thành tín đồ của tôn giáo này. Và Và cũng từ đó đến nay, trụ sở của “Phong trào Lao động Việt” do Hạnh làm thủ lĩnh cũng chuyển về hoạt động tại đây dưới màu sắc tôn giáo.

Đó là bộ mặt thật của Đỗ Thị Minh Hạnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “vinh danh là nữ anh hùng nhân quyền” nhân Ngày Phụ nữ Quốc tế năm 2018?!./

Phúc Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *