TIN MỸ?

Tin vào Mỹ là tin vào những thứ dân chủ nhân quyền được họ tuyên truyền ra rả hàng ngày, nhưng thực tế nó chỉ nằm gọn trên môi của giới cầm quyền. Cuộc chiến chống khủng bố với mục đích được giới thiệu là vì cộng đồng quốc tế, thế nhưng điều chúng ta nhìn thấy là sự tan rã của một số nước không thân và theo Mỹ (những đất nước vốn rất đỗi yên bình, như Iraq, Syria, là hàng triệu triệu người bị chết một cách vô ích (trong đó có cả lính Mỹ), trong khi các đội quân khủng bố không ngừng lớn mạnh, và được “trang bị” những vũ khí hiện đại nhất. Cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam với hệ lụy kéo dài mãi tận hôm nay, đó là những nạn nhân “chất độc da cam”, nhưng tự họ phải gánh chịu đau đớn, sống bằng sự cưu mang của gia đình và xã hội thay vì những hành động chuộc lỗi của kẻ đã gieo chất độc đó…
Và ngay trên đất Mỹ “Dân chủ, nhân quyền” ở đâu khi mà mong muốn kiểm soát súng đạn của triệu triệu công dân Mỹ bị chính phủ họ phớt lờ, bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ từ ngành công nghiệp này (Con số người chết do súng đạn ở Mỹ tăng nhanh hàng năm, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2017 đã có tổng cộng tổng cộng 273 vụ xả súng nhằm giết người hàng loạt với 11.650 người đã chết vì súng đạn, còn trung bình có khoảng có 30.000 người chết vì bạo động súng ống ở Mỹ mỗi năm, tệ hơn là trung bình hơn 2 người ở độ tuổi dưới 18 chết vì súng đạn mỗi ngày). Rồi tình trạng cảnh sát Mỹ bắn chết người vô tội như cơm bữa (The Washington Post cho hay số người bị cảnh sát bắn chết trong 6 tháng đầu năm 2017 bằng với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2015, tờ báo này phát hiện số vụ cảnh sát nổ súng nhiều gấp đôi con số Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ghi nhận và công bố. Cụ thể, Cảnh sát bắn chết 492 người ở khắp nước Mỹ trong vòng 6 tháng đầu năm 2017).
Trong số những người bị bắn chết có cả công dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, họ chết bởi những lý do “đơn giản nhất”. Trường hợp nam sinh gốc Việt bị cảnh sát Mỹ bắn chết ngay trước ngày tốt nghiệp chỉ vì em đang cầm bút (cảnh sát Mỹ nói rằng đó là vì cậu ta sở hữu “vật sắc nhọn”. Mới đây nhất là trường hợp của Steven Nguyễn (23 tuổi), người Mỹ, gốc Việt đã chết dưới họng súng của cảnh sát Mỹ chỉ vì “nghi ngờ” có quan hệ với tội phạm truy nã. Đây chỉ là một trong số hàng ngàn vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người vô tội (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Mỹ) cho biết, trong giai đoạn 2005 – 2011, hơn 2.700 cái chết do cảnh sát gây ra ở Mỹ được “ém nhẹ” và hợp pháp hóa, chỉ 41 cảnh sát viên bị truy tố, theo AFP.). Có được hệ lụy này là do theo luật Mỹ, việc cảnh sát sử dụng vũ lực làm chết người là hợp pháp khi nghi phạm đe dọa cảnh sát hoặc cộng đồng. Cái ranh giới giữa đe dọa và không đe dọa có thể nói là rất mong manh, và đây chính là lỗ hổng mà giới cầm quyền Mỹ đã cố tình tạo ra để giúp đỡ bảo vệ cảnh sát trong các ca giết dân thường vô tội.
Đem những sự việc, những con số trên so sánh với Việt Nam có lẽ quá khập khiễng, nếu không nói là không thể so sánh, bởi ở Việt Nam Công an chưa chạm thì nhiều kẻ đã đọc khẩu hiệu quen thuộc “Công an đánh người”, thậm chí một số vừa tấn công lực lượng chức năng vừa hét âm ý “Công an đánh dân”(điển hình như vụ Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục mặc dù huy động giáo dân dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng thế nhưng ngay lập tức lên mạng xuyên tạc “Chính quyền đàn áp tôn giáo”, vụ một số hộ dân Đồng Tâm dưới sự kích động của Lê Đình Kinh đã bắt cóc 20 chiến sĩ cơ động và dọa tẩm xăng đốt, nhưng vẫn kêu rằng “công an đàn áp dân”…). Như vậy, nếu lấy Mỹ là thước đo cho “dân chủ” “nhân quyền thì có lẽ Việt Nam có lẽ đã là dân chủ quá trớn, vậy có nên học cách “cai trị” của Mỹ. Còn nếu nói Mỹ vi phạm nghiêm trọng “dân chủ, nhân quyền” vậy tại sao các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế chưa một lần đưa Mỹ vào danh sách, còn Việt Nam được họ gán vào như cơm bữa. Rồi những kẻ tự xưng “các nhà dân chủ” phải chăng họ không biết làm phép so sánh để rồi luôn mồm vùi dập Việt Nam và hết lòng ca ngợi Mỹ.
Có lẽ đúng như nhiều người vẫn thường nói, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” là điều tệ hại nhất mà chính quyền Mỹ làm được, nhưng họ lại cho mình cái quyền đánh giá tình trạng “dân chủ, nhân quyền” ở “những nước mà họ mong muốn”, thậm chí sử dụng ngón đòn “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác một cách trơ trẽn.
CBR

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *