Sirya: Cuộc chiến leo thang

Cuộc nội chiến ở Syria sắp bước sang năm thứ 8 nhưng vẫn chưa có hồi kết khi các cuộc giao tranh vẫn không ngừng diễn ra ở quốc gia Trung Đông này.

Vụ tấn công căn cứ không quân T-4 ở Homs (Syria) là hành động leo thang sau vụ được cho là đã sử dụng vũ khí hóa học ở Douma vào đêm thứ bảy.

Ảnh: New York Times

Các nguồn tin cho biết, khoảng 40 người chết vì ngạt thở, hơn 500 người trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã được đưa đến các trung tâm y tế vì khó thở, cảm giác nóng bỏng trong mắt. Một số có da xanh, dấu hiệu thiếu oxy. Các triệu chứng phù hợp với tiếp xúc với hóa chất. Và đây đang là chủ đề nóng của khu vực Trung Đông trong những ngày qua và được cho là đặc biệt nghiêm trọng, cũng như có thể đẩy cuộc chiến ở Syria ngoài tầm kiểm soát của các bên.
Tuy nhiên, vấn đề bên nào đã sử dụng vũ khí hóa học ở Douma đang là chủ đề tranh cãi khi mà một bên là chính phủ Syria, Nga, Iran và bên kia là Mỹ, các nước phương Tây và lực lượng đối lập đều phủ nhận và đổ lỗi cho nhau.
Chính phủ Syria trong một tuyên bố chính thức đã bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng, đây là một cái cớ để ủng hộ những kẻ khủng bố ở Douma mỗi khi quân đội Syria đạt được các tiến bộ trong cuộc chiến chống khủng bố. Syria cho rằng, đây cũng không phải lần đầu tiên Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học.

Các nguồn tin cho biết, khoảng 40 người chết vì ngạt thở, hơn 500 người trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã được đưa đến các trung tâm y tế vì khó thở, cảm giác nóng bỏng trong mắt. Một số có da xanh, dấu hiệu thiếu oxy. Các triệu chứng phù hợp với tiếp xúc với hóa chất. Và đây đang là chủ đề nóng của khu vực Trung Đông trong những ngày qua và được cho là đặc biệt nghiêm trọng, cũng như có thể đẩy cuộc chiến ở Syria ngoài tầm kiểm soát của các bên.
  Tuy nhiên, vấn đề bên nào đã sử dụng vũ khí hóa học ở Douma đang là chủ đề tranh cãi khi mà một bên là chính phủ Syria, Nga, Iran và bên kia là Mỹ, các nước phương Tây và lực lượng đối lập đều phủ nhận và đổ lỗi cho nhau.
Chính phủ Syria trong một tuyên bố chính thức đã bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng, đây là một cái cớ để ủng hộ những kẻ khủng bố ở Douma mỗi khi quân đội Syria đạt được các tiến bộ trong cuộc chiến chống khủng bố. Syria cho rằng, đây cũng không phải lần đầu tiên Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học.

Syria khẳng định đã loại bỏ kho vũ khí hóa học của mình theo hiệp định năm 2013 giữa Mỹ và Nga. Đồng minh của Syria, Nga đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào trong cuộc tấn công hóa học đồng thời bác bỏ tuyên bố rằng các lực lượng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào thị trấn Douma.
Thiếu tướng Yuri Yevtushenko cho biết, Nga đã chuẩn bị để “gửi các chuyên gia về bức xạ, hóa học và bảo vệ sinh học tới Douma để thu thập dữ liệu sẽ xác nhận tính chất giả tạo của các thông tin.”
Iran cũng lên án các cáo buộc như là một “âm mưu” chống lại ông Bashar Assad và cho rằng, đây là một cớ để hành động quân sự. Bộ Ngoại giao Iran cho biết, những cáo buộc như vậy của người Mỹ và một số quốc gia phương Tây đã cho thấy một âm mưu mới chống lại chính phủ và người dân Syria. Tehran cảnh báo bất kỳ sự can thiệp quân sự nào “chắc chắn sẽ làm phức tạp tình hình” ở Syria và khu vực rộng lớn hơn.
Trong khi đó, Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, Pháp, Israel đã lên án cuộc tấn công vũ khí hoá học ở Douma. Tổng thống Mỹ nói rằng, Nga và Iran chịu trách nhiệm vì đã hậu thuẫn cho ông Bashar Assad. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói, những báo cáo này, nếu được xác nhận sẽ là kinh khủng và yêu cầu cộng đồng quốc tế phản ứng ngay lập tức.
Anh tuyên bố nếu chứng minh vụ việc là đúng, sẽ là bằng chứng cho thấy sự tàn bạo của chế độ Bashar Assad. Pháp cho rằng, đây là một “sự vi phạm thô bạo luật cứu trợ quốc tế” và khẳng định sẽ hợp tác với các đồng minh để xác minh các báo cáo rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng, cũng như có thể tấn công đơn phương nếu có một cuộc tấn công hóa học chết người.
Liên minh châu Âu thì cho biết, bằng chứng cho thấy việc sử dụng vũ khí hoá học của lực lượng chính phủ Syria. EU đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tái kiểm tra để xác định thủ phạm của các cuộc tấn công hóa học này.
Điều này cho thấy, việc có sử dụng vũ khí hóa học hay không và bên nào đã sử dụng tấn công ở Douma, Syria hôm 7/4 còn là dấu hỏi. Và cuộc chiến ở Syria còn diễn biến phức tạp, khó lường. Theo các chuyên gia, từ lâu đây không còn là vấn đề của nội bộ Syria hay khu vực mà là cuộc chiến ủy thác giữa một bên là Mỹ và các nước phương Tây, lực lượng đối lập Syria một bên là Nga và Iran, cùng chính quyền Bashar Assad.
Cuối năm 2017, chiến sự ở Syria tưởng như đi tới hồi kết khi mà lực lượng chính phủ liên tiếp giải phóng nhiều khu vực khỏi tay các phần tử khủng bố, lực lượng đối lập. Tuy nhiên, chiến sự trở nên phức tạp và ác liệt hơn khi Mỹ tăng cường gửi quân tới Syria và tiếp diễn là vụ cáo buộc lẫn nhau sử dụng vũ khí hóa học ngày 7/4 vừa qua.
Bất luận nguyên nhân vụ việc như thế nào đi nữa thì người dân Syria đang phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất. Cộng đồng quốc tế kịch liệt phản đối các vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc đặc biệt báo động và lưu ý rằng, Liên Hợp Quốc không có khả năng để xác minh các báo cáo như vậy. Tổng thư ký LHQ Guterres nói rằng, bất kỳ việc sử dụng vũ khí hóa học nào đều “đáng ghê tởm”. Ông kêu gọi tất cả các bên chấm dứt chiến đấu và hỗ trợ tiếp cận nhân đạo ở Syria./.

VOV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *