Đã đến lúc hiểu đúng hơn ý nghĩa của sự kiện 30/4/1975

Xin được nhắc lại phát biểu của một Linh mục chống đối có tiếng tại Nghệ An về sự kiện 30/4/1975 trước khi nói đôi điều: “Hôm nay cũng là ngày 30/4, ngày mà đất nước Việt Nam chúng ta rơi vào thảm cảnh đau khổ cả miền Bắc lẫn miền Nam. Chúng ta đã thấy 90 triệu người từ ngày 30 tháng Tư đã mất tất cả, mất quyền của con người; ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do; ngày mà người dân Việt Nam không có quyền làm người; ngày đã làm đất nước tan hoang; ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói; ngày Việt Nam mất đi cơ hội phát triển; ngày đã tạo nên những bất công trên mọi miền đất nước; ngày đánh dấu dân tộc Việt Nam bước vào vòng nô lệ cho ngoại bang; 30/4 cũng là ngày đen tối nhất của dân tộc này…”. 
Để hiểu rằng ngoài những ý nghĩa có tính phổ thông, đại chúng như lễ độc lập, Tết đoàn viên, ngày Nam – Bắc chung một nhà thì sự kiện này vẫn đang được một số cá nhân cố tình biến tướng, làm cho nó xấu đi và đặc biệt là kích động hận thù, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Nhưng thật may, trên dải đất hình chữ S xinh đẹp mà hơn 90 triệu dân Việt Nam đang sinh sống vẫn đang tồn tại những điều, những sự kiện khiến chúng ta phải suy nghĩ. Trong đó câu chuyện về 2 cựu binh, hai người từng đứng hai bên chiến tuyến đối diện với nhau đã kết thân và chụp chung nhau bức ảnh. Và hơn 40 năm sau, họ lại cùng nhau có một bức ảnh để đời:
Nhưng cảm động hơn cả khi người sỹ quan từng công tác trong “quân lực Việt Nam Cộng hòa” – Ngụy quyền lại nói ra được những điều khiến chúng ta phải suy nghĩ: “Tôi không dùng máy tính, điện thoại chỉ gọi và nghe nên không theo dõi được như mọi người. Tấm ảnh “Hai người lính” đăng báo lần đầu trên Tuổi Trẻ cách nay vài năm tôi không biết cho đến sau này bạn của con tôi phát hiện.
Ngày 30-4-1975 tôi là tù binh trong rừng, nghe tin Sài Gòn thất thủ, có chút buồn và hụt hẫng nhưng thấy khỏe, vì biết vậy là hết chiến tranh, hết chết.
Tôi nghĩ không chỉ có các anh bộ đội Bắc Việt và giải phóng quân mới mong muốn hòa bình, hi sinh cho hòa bình, mà chúng tôi cũng vậy, cũng khát khao hòa bình.
Tôi ở miền Nam, ở Sài Gòn nên đi lính cộng hòa, nếu tôi ở miền Bắc sẽ đi bộ đội. Hoàn cảnh là như vậy. Nhà vợ tôi ở Vĩnh Kim, Tiền Giang.
Hai ông chú mất trong chiến tranh, trên bàn thờ ảnh một ông mặc quân phục bộ đội, một ông mặc quân phục cộng hòa. Chắc có nhiều gia đình như thế. Là người dân, ai cũng muốn sống yên bình.”
Người đàn ông đó là Bùi Trọng Nghĩa (người bên phải trong bức ảnh. Nên chăng sau hơn 40 năm nên để vết thương lòng được liền vết, chứ đừng cắt cứa vào nỗi đau vốn thuộc về quá khứ này!
Nguồn: Molang 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *