Đôi điều về RFS

Vừa qua, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã ra thông cáo báo chí cho rằng tại Việt Nam hiện nay, mọi cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản đang tìm cách đàn áp và sách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử công an thường phục. Bên cạnh đó, đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Thậm chí, bà Margaux Ewen, giám đốc điều hành của Tổ chức RSF tại Washington D.C còn kêu gọi các quốc gia, cụ thể là Hoa Kỳ và tổ chức báo chí cùng gây áp lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam thả tự do cho các blogger đồng thời từ bỏ kiểm soát mạng xã hội để người dân có thể tự do biểu đạt cảm xúc và chia sẻ thông tin trên internet”. Đây là những hành vi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, xuyên tạc, vu cáo vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đài phản động RFA xuyên tạc vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam

Chúng ta đều biết rằng Điều 25, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Bên cạnh đó, Luật báo chí năm 2016 cũng cụ thể hóa Hiến pháp 2013, nhấn mạnh về trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Điều đó đã cho thấy Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy quyền làm chủ của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đồng thời, báo chí cũng là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân. Đây là minh chứng sinh động nhất cho việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khuyến khích tự do báo chí thì Nhà nước Việt Nam cũng đã xử lý các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này. Đây là điều hết sức bình thường, bởi lẽ cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đề ra những quy định pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, tiêu biểu như: Điều 79, 88, 258 BLHS; Điều 6, 10, 28 Luật Báo chí; Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”…

Điển hình như tại Điều 2358, Bộ luật Hình sự Mỹ đã nghiêm cấm: “In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Điều đấy cho thấy ngay cả quốc gia được coi là “dân chủ”, “nhân quyền” như Mỹ cũng không có cái gọi là tự do báo chí tuyệt đối. Vì vậy việc Việt Nam đưa ra các điều luật hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là điều hết sức bình thường.

Chúng ta có thể thấy rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Việc RFS đưa ra nhận định xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do báo chí là thiếu khách quan, trung thực, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, được quy định cụ thể trong khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Vì vậy, chúng ta cần lên án hành động của RFS, không để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân.

Nguồn: NCYN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *