30/4 Nghĩ về hòa hợp dân tộc

Đã 43 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975 câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc vẫn cứ đeo đẳng trong tâm thức nhiều người Việt ở nước ngoài.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao thì hiện nay có hơn 4 triệu người Việt Nam định cư ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là ở Mỹ có đến 1,8 triệu. Tất nhiên, trong số họ không phải tất cả đều liên quan đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc bởi vì, lí do ra đi, định cư của họ khác nhau.
Lịch sử câu chuyện người Việt ra đi, định cư ở nước ngoài chỉ tính từ năm 1975 thì có mấy loại: Di tản sau sự kiện 30/4/75 của giới quân, quyền cùng chương trình đoàn tụ gia đình của người thân họ; Thuyền nhân, tị nạn trong những năm 75 – 80 khi đất nước bị cấm vận, bao vây, đời sống vô cùng khó khăn; Xuất khẩu lao động, đi học sang các nước rồi định cư.
Trong số đó, hầu như chỉ có những người “quân, quyền” di tản sau chiến tranh mới đặt ra vấn đề hòa hợp dân tộc. Vì sao vậy? Vì với họ đấy là tiếp tục cuộc đấu tranh ý thức hệ “Quốc – Cộng”; vì họ ra đi trong bối cảnh bỏ chạy, để lại phía sau toàn bộ gia sản, sự nghiệp, đến nơi mới phải sống bằng trợ cấp, làm lại từ đầu; vì họ sợ bị trả thù do bàn tay đã trót nhuốm máu đồng tộc trong chiến tranh… Biểu hiện là hàng năm – dẫu ngày một thưa thớt, loe ngoe vài anh lính già- họ vẫn diện bộ VNCH tổ chức “ngày quốc hận” vào dịp 30/4.
Tuy vậy, mỗi năm kiều bào lại về nước đông hơn, tổ chức nhiều hoạt động hơn. Trong trà dư, tửu hậu, câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc lại được nhắc đến như một ý nguyện gấp gáp hơn, triệt để hơn.
Thực ra, đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam, câu chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc không phải bây giờ mới nhắc đến. Ngay từ trước năm 1975, ông Lê Duẩn, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương ở Vĩnh Linh, Quảng Trị đã đặt câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”.Và ông tự trả lời: “Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc”.
Năm 2004, Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam đã có Nghị quyết 36 về Việt Kiều và đã xác định: Việt kiều là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt; Là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng đất nước; Là cầu nối cho tình hữu nghị, tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Năm 2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong Đại lễ Phật đản Vesak tại Hà Nội đã đồng ý với một ý tưởng xây dựng một tượng đài hòa bình ở TP HCM, hay ở bất cứ nơi nào đó để tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong chiến tranh, dù ở bất cứ bên nào.
Luật Quốc tịch năm 2008 đã tạo điều kiện cho phép công dân Việt Nam có thể mang hai quốc tịch. Luật sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở và Luật đất đai cho phép mở rộng đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách cởi mở để khuyến khích, thu hút Việt kiều góp phần xây dựng đất nước. Trên thực tế, nhà nước Việt Nam cũng đã đánh giá rất cao những đóng góp của Việt Kiều mà nổi bật là trên ba lĩnh vực: kinh tế, tri thức và bảo tồn văn hóa Việt. Lượng kiều hối đổ về ngày một nhiều, kiều bào định cư ở nước ngoài đầu tư về trong nước trên nhiều lĩnh vực. Nhiều trí thức kiều bào đã về nước tham gia công việc giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi với các nhà khoa học trong nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt Nam ở nước ngoài được đặc biệt quan tâm.
Có thể nói, về quan điểm, chính sách của ĐCS Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là đã rõ, chẳng có lí do gì, điểm nghi ngờ nào trong chính sách rộng mở con đường hòa hợp dân tộc với người Việt Nam ở nước ngoài. Vậy, tại sao cứ đến dịp này nhiều trang mạng, đài phát thanh tiếng Việt ở nước ngoài cứ gào lên với giọng điệu “ngày quốc hận”.
Thực ra, ý đồ đen tối đó chỉ là của một bộ phận nhỏ người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ phận này, chủ yếu nằm trong số những người di tản sau chiến tranh. Trong số những người bị tập trung cải huấn sau chiến tranh ra đi theo chương trình nhân đạo. Chính họ chứ không phải ai khác vẫn nuôi lòng thù hận, cố chấp không muốn “chìa tay ra” để bắt tay với những người trong nước mà chỉ kêu gào lật đổ chế độ hiện tại.
Mấy chục năm qua, họ lập hàng trăm tổ chức để phá hoại nước nhà bằng nhiều cách. Có những tổ chức đưa người, vũ khí về tận trong nước, lập căn cứ vũ trang, khởi sự bạo loạn như Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh (79 – 84), Võ Đại Tôn (1981), Hoàng Cơ Minh (85 – 89) đưa hàng trăm người vũ trang xâm nhập về VN qua đường Thái Lan, Lào. Như Ksor Kok gây nên cuộc bạo động ở Tây Nguyên năm 2004… Gần đây, ở Mĩ vẫn còn những lực lượng người Việt thúc ép chính quyền địa phương ra tuyên bố không chấp nhận các quan chức Việt Nam đến thành phố mình. Các trang mạng cực đoan thường xuyên chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân, vu cáo, bôi nhọ Việt Nam, lăng nhục, thóa mạ cả với lãnh tụ HỒ Chí Minh mà người Việt yêu mến, tôn thờ…
Đành rằng, suốt mấy chục năm qua vẫn còn đây đó những hành xử khiến người Việt trong và ngoài nước chưa thật tin vào nhau. Song đó là hậu quả của chiến tranh. Nếu không có những mưu toan chắc cũng không có sự đối phó. Mất mát không phải chỉ có một bên nào mới gánh chịu tất cả. Máu người Việt đã chảy từ cả hai phía, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng có cả từ hai phía. Nhà tan, cửa nát có từ cả hai phía… Sao lại cứ khăng khăng rằng phải lật đổ bên này, tiêu diệt bên kia mới hòa giải được mối hận thù!
43 năm đã trôi qua đủ để một thế hệ thứ hai đã đến tuổi chính chắn. Vậy mà vẫn còn những người nuôi lòng thù hận, ấy là cố chấp và nhỏ nhen. Nhiều cuộc chiến tranh ở nhiều quốc gia đã trôi qua nhưng họ đã hòa hợp lại, gột rửa lòng thù hận, xây dựng đất nước thịnh vượng. Vậy sao người Việt mình ở nước ngoài vẫn nuôi mãi lòng thù hận, chỉ muốn lật đổ chính quyền chứ không chịu hòa hợp.
Đến dịp 30/4, ngày mà nhân dân Việt Nam kỷ niệm về sự kiện thống nhất đất nước thì đám cờ vàng ba que ở hải ngoại lại gọi đó là “ngày quốc hận” và tìm mọi cách xuyên tạc về cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam của nhân dân Việt Nam. Nhưng điều đáng nói là những kẻ “ăn mày dĩ vãng” này vẫn dùng những chiêu trò ma mị để lừa tiền một số kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Mới đây tại một chương trình gọi là “hỗ trợ phong trào dân chủ tại Việt Nam và các tù nhân lương tâm và chính trị” được tổ chức tại Sydney (Úc), đám cờ vàng lại xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và kêu gọi “quyên góp tiền” để ủng hộ cho quốc nội. Cũng tại Queenaland (Úc), Ủy ban Yểm trợ tự do dân chủ Việt Nam – một tổ chức chống phá Việt Nam đã tổ chức “triển lãm” với nội dung vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền.
Bản chất chế độ Việt Nam cộng hòa là một chế độ tay sai, bù nhìn do Mỹ dựng nên để thực hiện âm mưu xâm chiếm Việt Nam. Chế độ đó không thể tồn tại và thực tế lịch sử đã khẳng định điều đó. Thế nhưng, đám cờ vàng nói trên vẫn tìm mọi cách để hậu thuẫn cho các “hội nhóm” chống phá trong nước và không từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam. Những kẻ chuyên “đu càng”, “ăn bám” sẽ mãi gặm nhấm với những quá khứ của chế độ tay sai cho Mỹ.
Nguồn: Mõ Làng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *