VÌ SAO VNCH LUÔN XEM NGÀY 30/4 LÀ “NGÀY QUỐC HẬN” ?

Tôi không sinh ra ở thời kỳ đất nước chìm trong mưa bom đạn lạc nhưng tôi đủ sáng suốt để hiểu chiến thắng lịch sử 30.4.1975 có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với Tổ quốc tôi. Đó là chiến thắng của tình yêu nước sâu sắc, của sự đoàn kết, đồng lòng toàn dân tộc. Chiến thắng ấy mở ra chõ dân tộc tôi một kỷ nguyên sum họp, thống nhất, Nam Bắc chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

Song cho đến ngày hôm nay, khi Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, một số quân nhân dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước kia vẫn luôn coi ngày thống nhất đất nước là “ngày quốc hận”. Vì sao vậy?

Phải chăng đó là ngày mà bao hy vọng của họ về một cuộc sống “tươi đẹp” sống bằng đồng tiền viện trợ của Mỹ, là thuộc địa của Mỹ, tay sai của Mỹ… tiêu tan hết. Họ đã phải đổ biết bao công sức, kể cả việc sẵn sàng bán nước, hại đồng bào chỉ đơn giản để chính quyền của cái đất nước giàu có mà họ đang phục tùng không bỏ rơi họ. Cũng có thể hiểu được, lòng tham của con người là vô đáy, có ai sẵn sàng đánh đổi cuộc sống cơm bưng, nước rót, tiêu tiền không phải lo cách kiếm lấy một cuộc sống khó khăn trăm bề, vì đất nước còn đang chìm trong chiến tranh, tất cả đều dành cho tiền tuyến…

Hay đó chỉ là cái cớ để biện minh cho một ngày đáng quên nhất của quân đội VNCH. Họ không thể ngờ rằng một đội quân với vũ khí thô sơ, lương thực ít ỏi, lực lượng không chuyên… lại có thể làm họ thất bại. Họ đâu biết rằng, đó chính là sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân Nam Bắc đồng lòng vì một Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Họ đâu biết rằng, dưới ách cai trị của bè lũ tay sai cho Mỹ, nhân dân miền Nam đã phải trải qua biết bao đau khổ, nỗi đau chồng chất nỗi đau, mất mát chồng chất mất mát. Đến mức lòng căm thù đã kết thành sức mạnh để họ đứng lên cùng nhau làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử.

Cũng chiến thắng lịch sử ấy đã làm sáng tỏ sự hèn nhát của quân lính VNCH, ngày biết chắc không thể mong chờ vào sự “hà hơi thổi ngạt” của Mỹ trên chính quê hương mình, họ sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để tìm cơ hội tiếp tục “nương tựa” vào đế quốc. Họ không dám ở lại đối mặt với chính đồng bào mình, đối mặt với những tội lỗi mà vì lợi ích của bản thân họ đã gây ra cho đất nước. Hoặc cũng có thể quen sống trong nhung lụa, họ không muốn sống trên đất nước vừa bị chiến tranh tàn phá, phải xây dựng đất nước đi lên từ điểm xuất phát thấp. Họ đâu ngờ rằng 40 năm sau, dải đất hình chữ S ấy đã trở thành điểm đến lý tưởng của hàng triệu người.

Xin gửi những ai đó còn đang ôm mộng viển vông: Ngày 30/4 với bác/anh/chị/bạn có thể là “Ngày quốc hận”, nhưng với người dân Việt Nam chúng tôi điều đó không quan trọng, bởi trong lòng chúng tôi đã tự có câu trả lời.

Tống Giang

TÁC GIẢ: Anh Quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *