SỰ XUYÊN TẠC CỦA HUY ĐỨC VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

Nhiều báo chí đã đưa tin, sáng 29/5, Quốc hội thảo luận lần cuối ở hội trường về Dự thảo Luật An ninh mạng.


Với thực trạng thông tin trên mạng suốt một thời gian dài loạn xà ngầu, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh, có tác động rất nguy hiểm đến sự ổn định và phát triển của đất nước, tôi thấy việc nước ta cho ra đời “Luật an ninh mạng” là tối cấp bách và cần thiết. Tất nhiên trước một việc quá lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức, để luật chính xác, rõ ràng và hiệu dụng thì cần phải thảo luận rất kỹ. Và, khi có luật là có quyền, có quyền là có chuyện lạm quyền, nên chuyện chống lạm quyền, xử lý chuyện lạm quyền cũng là một vấn đề mà những nhà lập pháp cũng cần phải đặc biệt chú ý để đưa ra những điều khoản ngăn chặn và xử lý.
Nhưng như mọi sự kiện chính trị của đất nước từng diễn ra, việc đưa ra luật trên quan trọng như vậy cũng lại là một cái cớ để bọn cơ hội chính trị, nhất là bọn “trí thức giả cầy”, “nhà văng”, “nhà láo”, bu vào quấy rối; trong đó lại xuất hiện một “gương mặt rất thân quen”, San “hô”-Huy Đức.
***
Trên facebook của mình, Huy Đức đã viết mấy bài, có bài với những đề mục đã dùng thủ đoạn kích động đại biểu quốc hội, công kích trực diện Bộ Công An, Bộ Thông tin và ngành Tuyên giáo như: “I. ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CŨNG BỊ “BỊT MỒM”; “II. LUẬT AN NINH MẠNG HAY LUẬT TUYÊN GIÁO”.
Cụ thể, Huy Đức viết:
“Nói để quý vị thấy rằng, một khi Công an đã soạn luật thì ngay khi còn là dự thảo, “mồm” của các đại biểu Quốc hội cũng có thể bị “bịt”, nói chi “ngôn luận” của những người dân thế cô, thân cô.”;
“Hôm nay, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội – huỵch toẹt luôn trên VNExpress: “An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”.
Ý của ông Hồng quá đúng và dễ hiểu, vậy mà Huy Đức viết thế này:
“Ô hay, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh có phân biệt được “ngôn luận” và các cuộc tấn công trên mạng khác nhau thế nào không?”
Ý nghĩa của hai chữ “ngôn luận” rất phong phú, trong đó trong lịch sử không chỉ VN mà cả thế giới, chúng có thể được coi là vũ khí tối quan trọng và hiệu dụng mà các bên đối địch luôn triệt để sử dụng, lợi dụng. Chỉ có kẻ ngu đần, mất trí như Huy Đức mới viết và hiểu về “ngôn luận” như vậy. “Ngôn luận” có thể được dùng để ca ngợi người yêu, người thân, đồng chí, đồng đội, quê hương, đất nước; “ngôn luận” cũng có thể được dùng để công kích, phản bác, tố cáo sự độc ác, lưu manh, gian tham, phạm pháp; và, “ngôn luận” cũng có thể được “đối tượng của Luật An ninh mạng” dùng để chống phá đất nước; cũng như Huy Đức từng dùng trong “Bên thắng cuộc” để xuyên tạc lịch sử và bới móc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm các nhà cách mạng và công dân.
Và cũng chỉ có ngu đần, mất trí như Huy Đức mới viết những ý thế này:
“Dự luật định trao cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông” có quyền yêu cầu chặn “share”, xoá các thông tin mà “lực lượng” này cho rằng là “tuyên tuyền chống nhà nước” và “yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cho người có các bài viết đó”.
Chỉ có toà án mới có quyền tuyên bố hành vi nào là “tuyên truyền chống nhà nước”. Nếu VN có tính tới yêu cầu buộc gỡ các “fake News” trên MXH thì cũng chỉ nên tiến hành sau khi có phán quyết của Toà.”;
“Tuyên truyền chống nhà nước” là một hành vi được quy định trong Bộ Luật Hình Sự. Chỉ khi có bản án có hiệu lực của Toà, một người mới bị coi là “tuyên truyền chống nhà nước.”
Để “Toà có quyền” và “bản án có hiệu lực của Toà” luôn luôn phải có cả một quá trình làm việc của các cơ quan bảo vệ luật pháp, từ nhận tin, điều tra, truy tố cho đến xét xử. Viết như Huy Đức, để thực thi luật pháp, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, các ban ngành Tuyên giáo, Công an, Kiểm sát… phải giải tán hết, chỉ còn có độc Toà án thôi. Pháp luật Việt Nam cũng không có điều nào cho phép Công an, Tuyên giáo có toàn quyền bắt công dân phạm tội đi tù, không cần toà xét xử, dù rằng thực tế trong quá khứ có thể có như thế như vô vàn những sai phạm, tệ nạn trong xã hội, nhưng pháp luật chính thống của VN coi đó là phạm pháp.
Với cách hiểu xuyên tạc nội dung của dự thảo luật như vậy mà Huy Đức còn dùng thủ đoạn không chỉ kích động đại biểu quốc hội chung chung mà còn “nịnh” đích danh bà Nga để mong có sự ủng hộ như thế này:
“Thưa bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp, tôi quan sát các đóng góp của bà kể từ khi bà bắt đầu đặt chân vào QH. Tôi tin bà là một người không chỉ chính trực mà còn có tư duy pháp quyền. Bà không nên dễ dàng để QH trao cho các “cán bộ công an chuyên trách” cái quyền cầm văn bản sang buộc các MXH gỡ bài hay khoá thuê bao chỉ vì các cán bộ này coi một bài viết nào đó là “tuyên truyền chống nhà nước”.
***
Như báo chí đưa tin, giải trình cuối một buổi thảo luận, Thượng tướng Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh, đại diện cơ quan thẩm tra, ba lần đề nghị Quốc hội “cho giữ như dự thảo Luật”.
Sự thật, Dự thảo Luật An ninh mạng hoàn toàn không phải như cách hiểu xuyên tạc của Huy Đức.
VnExpress có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cơ quan thẩm tra dự án Luật An ninh mạng, ông đã trả lời:
“Hiện tình hình an ninh mạng phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Thời gian qua, một loạt sự kiện liên quan tới hoạt động của Facebook, Google đã tác động đến kinh tế, chính trị của một số quốc gia như Mỹ, Nga, liên minh châu Âu… Vì vậy, việc đặt ra vấn đề tăng cường quản lý an ninh mạng là cần thiết.”
“Tôi cho rằng nếu không có luật này thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh mạng, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm phạm tới an ninh quốc gia, nói xấu Đảng, Nhà nước, cá nhân các lãnh đạo. Thậm chí nội bộ của từng quốc gia cũng bị can thiệp.”
“… quan điểm của đại sứ một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu… Người ta đặt vấn đề: một là vi phạm các nguyên tắc về thương mại, hai là hạn chế quyền của doanh nghiệp và ba là có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận bởi vì trong Luật có các quy định phải gỡ bỏ thông tin xâm phạm an ninh quốc gia, chống Đảng, chống Nhà nước. “
Nhưng theo Trung tướng Bùi Mậu Quân – Phó tổng cục trưởng An ninh (Bộ Công an), cho biết, đến nay đã có 18 nước quy định phải lưu trữ dữ liệu trong nước để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia như Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Canada, Trung Quốc…
(Còn tiếp)
Los Angeles
1-6-2018
ĐÔNG LA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *