Chiến lược Diễn Biến Hoà Bình qua sách Gạc Ma – vòng tròn bất tử

Diễn biến hòa bình trong lĩnh vực tư tưởng báo chí cũng như văn hóa. Nếu mình nhìn nhận không nhầm cuốn sách ” Gạc ma vòng tròn bất tử” được lăng xê rầm rộ cách đây 4 năm khi còn là bản thảo, trải qua mấy nhà xuất cuối cùng là trí việt được nắm trong tay cuốn sách này. Điều đáng nói cuốn sách này được ký kết hợp đồng với một bên thứ hai đó là nhà xuất bản ớ Mỹ để dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên thế giới.

Sự thành công trong khâu chống phá ớ đây nằm ớ lệnh ” cấm nổ súng” được dựng lên bởi Lê Mã Lương và nếu không có sự phán đối của các cựu binh có tên tuổi, thì chắc chắn sách sẽ xuất bản thành công và không chịu một chính sửa nào. Và luận điệu quân đội ” không cho nổ súng sẽ được lan truyền trong dư luận” và sự cáo buộc để mất đảo nhằm vào một thời kỳ lịch sử dưới sự lãnh đạo đảng cộng sản. Kịch bản quá hoàn hảo, sử dụng chiêu bài chủ quyền để hạ bệ lực lượng quân đội thành trì chỗ dựa của đảng.

Nhìn lại bài học lịch sử cuộc sụp đổ của liên xô cho ta thấy rằng, việc cuốn sách này nó không phải mơ hồ như mọi người từng tưởng, nó dạng sử dụng lòng yêu nước được đấy lên cao độ, cả cuốn sách không quan trong. Chỉ cần một chi tiết nhỏ thôi đủ đã thay đổi một cục diện.

Về chiến lược “diễn biến hòa bình”. Và Gorbachev, với tư cách Tổng Bí thư Đảng CS Liên Xô, lại mở toang cánh cửa để đón chúng vào. Phương Tây hóa, phân hóa Liên Xô là sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để thẩm thấu ý thức hệ. Hai đài phát thanh được thành lập ở Tây Âu nhằm vào Liên Xô, là đài Châu Âu tự do và đài Tự do, hằng ngày phát thanh bằng sáu thứ tiếng, đưa tin về các sự kiện quốc tế, các sự kiện tại Liên Xô và các nước Đông Âu; tuyên truyền thành tựu, lối sống và giá trị quan của xã hội phương Tây. Bên cạnh đó là đài BBC phát bằng 40 thứ tiếng, rồi đài Sóng điện Đức bằng 35 thứ tiếng. Bốn đài phát thanh này hằng ngày chĩa vào Liên Xô và Đông Âu, với trọng điểm là phủ định lịch sử cách mạng Liên Xô, phóng đại, thổi phồng những vấn đề xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, kích động tâm lý bất mãn, hướng sự bất mãn này vào Đảng CS và chế độ XHCN.

Người ta tài trợ cho một số cơ quan nghiên cứu lập phương án đánh vào những tình cảm nhân dân Liên Xô dành cho Lenin và Stalin. Các tác phẩm chống Lenin, Stalin xuất hiện đầy rẫy trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình, phim ảnh,… Họ kích động nhân dân Liên Xô đề nghị mai táng thi hài Lenin. Phương Tây còn ca tụng tư duy cải tổ của Gorbachev, nhằm làm suy yếu và hủy bỏ uy tín của Đảng CS Liên Xô, của chế độ XHCN, tuyên truyền cho cái gọi là cuộc sống tươi đẹp ở phương Tây và tính ưu việt của chế độ tư bản. Phương Tây rất chú trọng dùng lối sống và sự tiêu dùng của nó để tác động và ảnh hưởng đến đông đảo khán giả Liên Xô, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Gorbachev không những mất cảnh giác, mà còn cổ vũ việc tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây. Tại cuộc họp của Bộ Chính trị năm 1985, Gorbachev đã nói: “Người Liên Xô phải tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài, đừng sợ, rồi mọi người sẽ thấy thế giới thật bao la, muôn mầu muôn vẻ”.

Tháng 5-1991, Gorbachev cử nhà kinh tế học Yalinski đi Hoa Kỳ cùng các chuyên gia Đại học Harvard lập kế hoạch Harvard. Theo đó, mỗi năm phương Tây viện trợ cho Liên Xô từ 30 tỷ – 50 tỷ USD, tổng cộng trong 5 năm là 150 -200 tỷ USD, nhưng Liên Xô phải thực hiện tư hữu hóa, dân chủ hóa triệt để, đồng thời cho các dân tộc quyền tự quyết… Chương trình này kèm theo cả điều kiện gắn với tình hình cải tổ của Liên Xô, cứ nửa năm xem xét một lần. Theo cách nói của phương Tây thì cải tổ nhiều viện trợ nhiều, cải tổ ít viện trợ ít, không cải tổ không viện trợ. Tuy nhiên, viện trợ của phương Tây chỉ là mồi nhử. Tổng thống Nixon khi đó đã nói: Lợi ích chiến lược lúc này không phải là cứu vớt Moscow về kinh tế mà là phá hủy chế độ XHCN ở Liên Xô. Ngày 16-7-1991, Gorbachev mang các văn kiện, trong đó có kế hoạch Harvard, đến London gặp gỡ bảy nguyên thủ phương Tây xin viện trợ. Nhưng kết quả lại làm ông ta vô cùng thất vọng, bảy nước phương Tây không hề cam kết bất cứ một khoản viện trợ nào. Dù vậy, Gorbachev vẫn làm theo kế hoạch Harvard, đưa công cuộc cải tổ ở Liên Xô vào con đường theo hướng phương Tây dẫn dụ. Nhờ đó, Gorbachev nhận được danh hiệu mỹ miều do phương Tây ban tặng là “nhà cải tổ vĩ đại”, đồng thời nhận được giải Nobel hòa bình năm 1990. Các tập đoàn tư bản ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Anh, Đức,… còn cung cấp cho Gorbachev rất nhiều tiền dưới hình thức nhuận bút và hình thức khác. Tác phẩm đầu tiên của vợ ông là Raisa xuất bản tại Hoa Kỳ, lập tức được trả ba triệu USD tiền nhuận bút.

Điều đặc biết vợ gióp ba chốp Trong khoảng thời gian trước khi là “Đệ Nhất Phu Nhân” của Liên Xô
Raisa đã là cầu nối cho chồng tiếp xúc với giới “trí thức” cấp tiến của Liên Xô
Và sau này khi là đệ nhất phu nhân, bà ta cùng chồng đã cho xuất bản lại các cuốn sách chống phá mà trước đó bị cấm
Trong những năm cuối đời, Bà ta đã làm việc cho NGO
Cụ thể là một hội nữ quyền thúc đẩy Xã hội dân sự tại Nga.

Trong bản lưu trữ của Newyorktime năm 1991

Trong đó Raisa nhận được nhuận bút 2-3 triệu USD Nhờ cuốn tự truyện của nó

Quay trở lại vấn đề cuốn sách Gạc Ma.

Chắc chắn ông Lương ông Lanh đã bị nhà xuất bản gài bẫy, hoặc những lợi nhuận lời hứa đã làm cho họ mờ mắt, khi có những thông tin phát ngôn không chuẩn mực về quân đội. Điều đáng nói cuốn sach này có bản thảo trước 4 năm, từ 2014 nó đã có ý đồ manh nha xuất bản nhưng vì nhiều sai sót nên đã ngăn chặn lại, mãi tới 4 năm sau nó lại được cấp phép dễ dàng. Điều người ta quan tâm là cuốn sách được vội vàng bán cho phía Mỹ ngay khi vừa xuất bản, và chúng ta tự hỏi rằng những thông tin ” không được nổ súng” liệu có được chỉnh sửa khi bán cho bên thứ ba hay không? Nếu ớ Việt Nam thì việc thông tin xấu độc hoặc sai sót trong cuốn sách có thể thu hồi đình bản, nhưng đối với nhà xuất bản nước ngoài thì không, chúng ta chỉ biết đứng nhìn thế giới phán xét.

Nguy hiểm ớ đây là gì? Đó đánh mạnh vào uy tín của quân đội, của lãnh đạo cao cấp thời điểm đó vì cái câu ” lệnh không được nổ súng” chính ông Lương đã đem lên mạng trong một cuộc hội thảo ( nếu ông lương ko đem được bằng chứng chắc chắn ông ta sẽ đối mặt với sự xuyên tạc) nó làm lu mờ hình ảnh quân đội khi để mất đảo. Và cũng chính chi tiết này nó đã làm giảm vai trò của chế độ trong công cuộc bảo vệ xây chủ quyền đất nước.

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách được cấp phép dễ dàng, dù trước đó nó từng đi nhiều qua nhiều nhà xuất bản, không phải ngẫu nhiên mà phía nhà xuất bản ớ Mỹ lại mua bản quyền một cách nhanh chóng đến như vậy. Họ vừa muốn kích động lòng dân đứng lên chống chế độ dưới chiêu bài chủ quyền biển đảo, một mặt khác họ vuốt ve Việt Nam đứng trên tuyến đầu đối trong với Trung Quốc. Và tất nhiên người Mỹ sẽ làm được gì mà cách đây hơn 40 năm trước với súng đạn hùng hậu họ đã ko làm gì được.

Dù có đỉnh chỉnh, đình bản hay chỉnh sửa thì những sai phạm cũng đã được lưu hành hàng ngàn cuốn trong nhân dân và bán bản quyền cho bọn mẽo. Cái chúng cần chỉ có vậy. Khi nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần ắt nó sẽ trở thành sự thật. Và cho dù có chỉnh sửa hay thanh minh phán biện gì đi nữa, thì người ta cũng nghĩ do nhà nước bắt ép chỉnh sửa mà thôi, và cuối cùng thì họ vẫn tin vào cái lệnh “cấm nổ súng” Một kịch bản quá hoàn hảo.

nguồn : Linh Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *