TẠI SAO SÀI GÒN ĐƯỢC GỌI LÀ “HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG” ?

Thuật ngữ Hòn ngọc Viễn Đông (tiếng Pháp: la perle de l’Extrême-Orient) là một mỹ danh được thực dân Pháp dùng để chỉ thành phố Sài Gòn, thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu thế kỷ XX (Viễn Đông ở đây là chỉ 3 nước thuộc địa ở cực Đông của Pháp, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia).

Cho tới nay, nhiều người Việt Nam vẫn gọi Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông” và họ tự cho rằng Sài Gòn trước đây là thành phố “phát triển hàng đầu Châu Á và số 1 khu vực” nên mới có danh xưng như vậy. Nhưng thực tế thì không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là “số một của khu vực”, nếu chỉ dựa vào danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” của người Pháp. Căn cứ vào số liệu quy mô dân số cũng như trình độ kinh tế, Sài Gòn thời đó chỉ là lớn nhất tại 3 nước Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào và Campuchia) và vẫn còn kém rất xa các thành phố lớn tại Châu Á hồi đó như Singapore, Hong Kong, Kuala Lumpur, Jakarta, Manila hay Bangkok.

Trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân phát triển đầu thế kỷ 20, mỗi cường quốc phương Tây đều đặt cho một thành phố thuộc địa nào đó của họ ở Đông Á (mà họ xem là vùng Viễn Đông) là “Hòn ngọc Viễn Đông” hay “Hòn ngọc phương Đông”, như Manila (thủ đô nước Philipines, thuộc địa của Mỹ), Hong Kong (thuộc địa của Anh) Sri Lanka, quốc đảo ở Nam Á (thuộc địa của Anh), Phnom Penh (thủ đô nước Campuchia, thuộc địa của Pháp) cũng được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”… Danh hiệu này mang tính phô trương giữa các nước thực dân phương Tây với nhau về đời sống xa xỉ của quan chức sống ở thuộc địa chứ không phản ánh đời sống thực tế nghèo nàn của người dân địa phương. Ngoài ra, quy mô nền kinh tế giữa các “Hòn ngọc Viễn Đông” này cũng có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ, Hồng Kông năm 1941 đã có 1,6 triệu dân, Manila năm 1939 đã có 623.000 dân, trong khi Sài Gòn lúc này vẫn chưa có quá 250.000 dân.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” (“la perle de l’Extrême-Orient”)[8] hoặc một “Paris nhỏ ở Viễn Đông” (“le petit Paris de l’Extrême-Orient”).

Sở dĩ có danh hiệu này vì trong thời kỳ thuộc Pháp, Sài Gòn được người Pháp xây dựng thành một nơi ăn chơi xa xỉ cho quan chức Pháp, được Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” (Viễn Đông ở đây là chỉ 3 nước thuộc địa ở cực Đông của Pháp, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia chứ không phải là toàn Đông Á như cách hiểu hiện nay). Và không chỉ Sài Gòn, cả thành phố Phnom Penh (thủ đô nước Campuchia hiện nay) cũng được Pháp gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *