Blog Tễu lợi dụng sự việc tại Hà Giang xuyên tạc, bôi nhọ nền giáo dục nước nhà

Trong những ngày gần đây, dư luận cả nước đang xôn xao bàn tán về một sự việc nghiêm trọng đã được phát hiện tại tỉnh Hà Giang. Đó chính là việc Tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 chỉ đạo việc kiểm tra, xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Trung học phổ thông tỉnh Hà Giang đã công bố có 114 thí sinh được nâng điểm bài thi trắc nghiệm và mức điểm nâng cao nhất là 8,75 điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 vừa qua tại địa phương này. Có thể nói, sự việc không chỉ dừng lại ở tỉnh Hà Giang mà còn làm chấn động cả nước và trong thời gian sắp tới, việc thanh tra, kiểm tra tương tự sẽ được triển khai tại hai tỉnh là Sơn La và Lạng Sơn. Mức độ hậu quả của sự việc này để lại cho xã hội là rất nghiêm trọng cho dù bước đầu lực lượng chức năng đã xác định được thủ phạm là ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hỗn loạn thông tin về sự việc này trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhiều trang mạng lề trái đã đưa tin thiếu chính xác thậm chí là mượn sự việc này để xuyên tạc nền giáo dục nước nhà. Điều đó là không thể chấp nhận.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Bài viết có nội dung xấu đăng trên Blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện (ảnh: chongluandieuxuyentac.com)

Bởi lẽ, cho dù sự việc ở Hà Giang có lớn đến đâu thì đó cũng chỉ là một khâu trong đánh giá năng lực học tập của người học. Có thể tầm quan trọng của kỳ thi này đối với tương lai, sự nghiệp của một cá nhân là cực kỳ to lớn nhưng để nói đến một nền giáo dục thì phải đánh giá một quá trình. Không thể như bài viết “MỘT NỀN GIÁO DỤC THỐI NÁT HẾT THUỐC CHỮA !” của Blogger Hoàng Hải Vân đăng trên Blog Tễu của Nguyễn Xuân Diện được. Với tư cách là một Tiến sĩ Hán Nôm ấy vậy mà tại sao ông Diện lại cho đăng tải một bài viết có nội dung sặc mùi cơ hội đến như vậy? Theo như bài viết này phản ánh thì: “Hiện nay trong trường học từ phổ thông đến đại học, dân chủ học đường thiếu vắng, các hoạt động ngoài nhà trường có ý nghĩa rèn luyện kỹ năng sống như phong trào hướng đạo sinh ngày xưa đã bị bãi bỏ mà không hề có sáng kiến gì mới thay thế. Hoạt động “Đoàn Hội Đội” trước đây mang một số ý nghĩa nay biến thành quan liêu rặt cờ xí khẩu hiệu. Thay cho những hoạt động ý nghĩa, học sinh dành toàn bộ tinh lực cho học thêm để đi thi. Hoạt động ngoại khóa được coi là hồ hỡi nhất hiện nay là “phong trào” tư vấn mùa thi do một số phương tiện truyền thông tổ chức, nó chẳng hề có một ý nghĩa giáo dục thực chất nào. Học sinh, sinh viên bị nhào nặn đến mụ mẫm để nhai nuốt những kiến thức cũ mèm, giáo điều và khập khiễng. Phần lớn các học sinh giỏi trở thành tài năng trên các lĩnh vực đều là những em bứt khỏi khuôn sáo của nhà trường để vươn lên tự mình tiếp cận các tri thức đa dạng và phong phú, đó không phải là kết quả của nền giáo dục do nhà nước cung cấp mà là kết quả của những nỗ lực cá nhân”. Chúng ta không phủ định tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi con người. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương từ rất lâu và đã được phản ánh từ những bài học thuở cấp 1 hay cấp 2 chứ không phải là những gì quá mới mẻ như bài viết này phản ánh. Hơn nữa, tính dân chủ trong học đường mà Hoàng Hải Vân muốn truyền tải ở đây là gì cũng là một khái niệm mà cần phải làm rõ. Trong bối cảnh hiện nay, rõ ràng một điều trong giáo dục là phát huy quyền làm chủ của người học và lấy người học làm trung tâm nhưng đối với một nền giáo dục đậm nét Á Đông như Việt Nam thì không thể lấy dân chủ theo như nền giáo dục phương Tây làm thước đo được.

Mặt khác, chuyện “hướng đạo sinh” mà Hoàng Hải Vân đề cập đến đã xuất hiện từ thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới lập nước (1945) mà người nổi tiếng cho phong trào này là cụ Hoàng Đạo Thúy. Mặc dù hiện nay, phong trào này không còn nữa những vẫn còn rất nhiều hình thức khác nhau để giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chứ không phải như những gì mà Blogger này đang nói về nền giáo dục của nước ta. Bên cạnh các phong trào Đoàn thì đó còn là những buổi học ngoại khóa dành cho học sinh, những cuộc thi học sinh thanh lịch “ầm ĩ” trên các mặt báo, các cuộc thi học sinh với khoa học kỹ thuật… Do đó, góc nhìn của Hoàng Hải Vân có lẽ hơi thiển cận và đậm chất xuyên tạc.

Cuối cùng, ngay cái title của bài viết là “MỘT NỀN GIÁO DỤC THỐI NÁT HẾT THUỐC CHỮA !” là không thể chấp nhận được. Việc lấy cái thiểu số để nói cái chung là một việc làm rất dễ nhưng một khi nó được công khai lên phương tiện thông tin đại chúng thì điều đó sẽ có thể làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tiếp thu nguồn tin đó. Mặc dù chỉ là một bài viết mang tính chủ quan, duy ý chí của Hoàng Hải Vân nhưng cá nhân ông Nguyễn Xuân Diện cũng có lỗi trong việc này. Khi một người có học vị Tiến sĩ lại hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì một việc sơ đẳng trong sàng lọc thông tin lại không làm được? Hay việc ông đăng tải bài viết này là có ý đồ gì khác?

Theo: danlamthan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *