NỰC CƯỜI CHUYỆN NGHỊ SĨ MỸ KÊU GỌI FACEBOOK, GOOGLE CHỐNG LUẬT AN NINH MẠNG

Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 sau nhiều vòng thảo luận, tiếp thu ý kiến rộng rãi, minh bạch của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp và người dân với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%). Tuy nhiên, sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội đã và đang tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt, phủ nhận vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, trong đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Người dân vô cùng cùng bức xúc, tức giận đối với những hành động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, dân tộc của chúng, và hiện nay dư luận xã hội vô cùng bức xúc đối với việc Nghị sĩ Mỹ kêu gọi CEO của Facebook, Google phản đối Luật An ninh mạng.

Xin hỏi rằng ai cho những Nghị sĩ này cái quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và ngay cả nước Mỹ cũng phải tôn trọng những quy định của pháp luật quốc tế (không được can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác). Những hành động của Nghị sĩ Mỹ là vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và Việt Nam.

Xin thưa rằng, Luật An ninh mạng được thông qua là nhằm tạo dựng môi trường không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, bảo đảm an ninh quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội.

Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do, dân chủ của người dân. Người dân sẽ được Nhà nước bảo hộ khi làm tất cả những việc không bị cấm quy chiếu ở 29 điều của Bộ Luật Hình sự hay những luật liên quan khác. Luật An ninh mạng đã đề cập rất rõ về quyền tự do hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức trên không gian mạng và các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên mạng, nếu vi phạm, tùy theo mức độ khác nhau, sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Ở bất kỳ quốc gia nào khác, hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ pháp luật của nước sở tại mà thôi.

Luật này không vi phạm hiệp định WTO, CPTPP, đồng thời bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook ở Việt Nam. Luật yêu cầu Facebook, Google và các công ty công nghệ toàn cầu khác phải lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng tại Việt Nam và mở văn phòng tại đây.

Từ trước đến nay, bảo đảm quyền tự do ngôn luận là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế; luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Theo đánh giá của luật sư Vũ Thái Hà – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Luật An ninh mạng ra đời thực tế chỉ là sự hệ thống hóa, tập trung và nâng thành luật các quy định về quản lý an ninh mạng trước đây được ban hành và nằm rải rác tại nhiều quy định khác nhau. Luật An ninh mạng không có bất cứ quy định nào thiết lập sự cấm đoán hay cản trở công dân hoạt động trên không gian mạng nói chung hay mạng xã hội nói riêng. Tuy nhiên, Luật An ninh mạng liệt kê rất nhiều các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên mạng như: nhóm hành vi sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ kinh tế, danh dự, nhân phẩm của công dân; nhóm hành vi chống phá nhà nước, phá hoại đoàn kết dân tộc, gây mất uy tín của các cơ quan tổ chức; nhóm hành vi về tấn công mạng, khủng bố, gián điệp, tội phạm mạng; nhóm hành vi về chống lại hoạt động bảo vệ an ninh mạng”.

Tóm lại, có thể thấy rằng những hành động của Nghị sĩ Mỹ nhằm phản đối Luật An ninh mạng Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và Việt Nam, không ai cho họ cái quyền được can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Qua đây, mong rằng mọi người hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng để tránh bị những kẻ xấu lợi dụng vào mưu đồ xấu xa, ngăn cản sự phát triển của đất nước, gây rối an ninh trật tự./.

Hoa Xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *