NGƯỜI DÂN CHẶN QUỘC LỘ 1A ĐỂ PHẢN ĐỐI… NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN!

Đầu tiên, phải nói rõ là Nhà máy Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt này do Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Môi trường MD (Việt Nam) đầu tư 100% có tổng vốn trên 52 tỷ đồng. Công ty này không phải Trung Quốc, hay Đài Loan.

Tiếp theo thì sự việc kéo dài từ 29/7 đến nay, hàng trăm người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã đốt các thùng đựng rác, mang quan tài và dùng chướng ngại vật ngăn cản, không cho xe thu gom rác vào Nhà máy Xử Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt huyện Đức Phổ; khiến hoạt động thu gom rác trên địa bàn bị trở ngại, gây tồn ứ hàng tấn rác!

Ngày 7/8 đến nay, mặc dù UBND X.Phổ Thạnh và UBND H.Đức Phổ, Quảng Ngãi tổ chức đối thoại với dân nhằm tìm phương án giải quyết. Tuy nhiên, cho rằng giải thích không thỏa đáng nên sau khi kết thúc đối thoại, người dân đã kéo nhau vây lấy xe chở lãnh đạo địa phương, gây ách tắc Quốc lộ 1A!

Theo người dân sống quanh nhà máy, thì sau khi người dân bên xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa chặn xe vào Nhà máy xử lý CTR Nghĩa Kỳ làm cho hàng chục ngàn tấn rác ở khu vực Tp. Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Sơn Tịnh không có nơi đổ; nên rác các nơi đó được chở về Nhà máy Xử Lý CTR Huyện Đức Phổ, gây quá tải cho địa phương!

Ngoài ra, người dân Phổ Thạnh còn cho rằng, Nhà máy Xử lý CTR sinh hoạt Đức Phổ xây dựng không lấy ý kiến dân. Việc đặt nhà máy chỉ cách khu dân cư hơn 1.000m là “sai” qui định. Quá trình xử lý rác trong nhà máy còn gây hôi thúi, phát ra tiếng ồn quá lớn…vv. gây ảnh hưởng đến xung quanh! (Tóm lại là đòi nhà máy biến đi nơi khác)

Có điều…

Theo văn bản ngày 26-5-2016 của UBND xã Phổ Thạnh thì chủ đầu tư cùng chính quyền địa phương đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, trong đó có đại diện chính quyền địa phương, hội đoàn thể, trưởng các thôn, đại diện người dân thôn La Vân – nơi đặt nhà máy. Việc này đã được thông báo rộng rải qua loa phát thanh và các cuộc họp ở nơi cư trú, nhưng có thể do bà con bận công việc không mấy chú ý loa phát thanh và đi họp nên không nắm kỹ. Việc này UBND xã cũng nhận 01 phần trách nhiệm.

Về diện tích đất Công ty MD được UBND tỉnh cho thuê là 20.226m2, bao gồm cả diện tích bãi xử lý rác hiện có (15.708m2) và phần diện tích mở rộng thêm. Nơi này vốn là “Bãi rác (cũ)” hình thành vào năm 2007, với diện tích 15.708m2, trong đó diện tích đào hố để chứa rảc thải là 9.660m2, diện tích bể lắng là 2.515m2, phần còn lại là đất giao thông; xử lý rảc thải bằng hình thức chôn lấp. Đến năm 2009, bãi xử lý rác thải của thị trấn Đức Phổ bị ô nhiễm, phải đóng cửa, từ đó, toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Phổ được thu gom, vận chuyển về bãi xử lý rác phía nam huyện Đức Phổ, tại xã Phổ Thạnh… Qua nhiều năm số rác thải ngày càng tăng theo nhu cầu sinh hoạt của người dân vượt mức cho phép đã gây tắt nghẽn không thể chôn lấp thêm được nữa.

Về Nhà máy Xử lý CTR sinh hoạt tại thôn La Vân thì nhà máy này không gây ô nhiễm bởi xử lý rác theo hình thức đốt lưu khi chuyển sang dạng nhiệt, đây là cách xử lý tốt, có lợi cho môi trường… Nhà máy xử lý theo hướng phân loại, tách lọc ra các loại rác. Trong đó, rác hữu cơ sẽ chế biến thành phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn rác vô cơ sẽ sử dụng công nghệ lò đốt tiên tiến bảo đảm khí thải ra đạt quy chuẩn. Đối với rác thải tái chế sẽ áp dụng biện pháp chọn lọc phù hợp để tái sử dụng. (đọc quy trình xử lý tại đây: http://moitruongmd.com/xu-ly-chat-thai-ran)

Ngoài ra, Nhà máy có công suất xử lý 50-70 tấn rác thải/ngày-đêm nhưng hiện nay lượng rác của toàn huyện Đức Phổ đốt chỉ khoảng 25 tấn/ngày-đêm nên Nhà máy chưa hoạt động hết công suất, cho dù có gom thêm rác của Tp. Quảng Ngãi về cũng chưa thế quá tải.

Việc ô nhiễm có thể do số rác cũ chôn lấp trước kia tại bãi rác cũ (vị trí Nhà máy) hiện nay được đào lên để xử lý cho đúng quy trình chứ nếu vẫn chôn thế sẽ gây ô nhiễm vào mạch nước ngầm chưa kể trong đó có nhiều thành phần không tiêu hủy sẽ mãi mãi nằm trong lòng đất rất nguy hiểm.

Khoảng cách từ Nhà máy đến khu dân cư theo đúng quy định, bởi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt huyện Đức Phổ được xây dựng trên vị trí bãi rác cũ nên theo quy định chỉ cần cách khu dân cư tối thiểu 500m.

Hằng năm huyện đều mời một đơn vị có tư cách pháp nhân, độc lập về phân tích, quan trắc không khí, nước ngầm tại những vị trí liên quan đến Nhà máy. Mẫu nước, không khí tại hai gia đình gần nhà máy được lấy để phân tích đều cho kết quả đạt tiêu chuẩn cho phép. (đã đưa ra văn bản kết luận cho người dân xem)

Nhưng người dân cho rằng việc giải thích này chưa thỏa mãn cho nên đã tiếp tục việc chặn Quốc lộ 1A, ngăn cản xe chở rác vào nhà máy khiến cho hơn 1.500 tấn rác thải không có nơi xử lý. Dẫn đến UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo mở cửa bãi rác đã đóng ở Đồng Nà (xã Tịnh Thiện, TP. Quảng Ngãi) để “giải cứu” lượng rác thải này. Đồng thời yêu cầu 3 huyện còn lại tìm nơi chứa tạm, tuyệt đối không đưa rác về 2 nhà máy tại huyện Đức Phổ và Bình Sơn.

Kết:

1. Việc làm của bà con Nhân dân chưa biết có giải quyết được cái gì nhưng hiện nay chính rác thải của bà con ở đây thải ra cũng chả thể xử lý được trong khi thùng rác (do Nhà máy cung cấp free) đã bị bà con đốt sạch và xe thu gom rác bị chặn ở ngoài Quốc lộ 1A.

2. Người dân ở các vùng khác của Quảng Ngãi cũng “chết điếng” vì vốn dĩ bãi rác của họ cũng đã quá tải và ô nhiễm nặng phải đóng cửa từ lâu giờ phải “mở ra” để “giải cứu” số rác ùn ứ kia, chưa kể là họ chưa kịp mừng vì nếu 02 nhà máy Xử lý CTR sinh hoạt kia mày ok thì Chủ đầu tư sẽ mở thêm vài cái nữa ở các huyện khác… nhưng giờ Chủ đầu tư cũng sắp bỏ của chạy lấy người rồi.

3. Đoạn Quốc lộ 1A đi qua địa phận này các bác tài lại khóc ròng vì bị chặn, chậm thời gian. Các Doanh nghiệp thì “chết đứng” cả luôn.

4. Trước ngày 01/8/2018, thì nhiều đối tượng tung tin số rác dồn về 02 khu vực có Nhà máy Xử lý CTR sinh hoạt là “hốt thêm” của tỉnh kế bên, của Tp. Quảng Ngãi và các huyện khác cho nên Dân ở đây kéo ra chặn, sau khi chứng minh được là không phải thì lại nổi lên Dư luận Nhà máyXử lý CTR sinh hoạt này “không đảm bảo an toàn môi trường, gây ô nhiễm”… Dân ở đây lại kéo ra chặn đường tiếp !

5. Rác trước đây do người dân thải ra phải đem chôn lấp giờ có công nghệ xử lý thì đào lên (tất nhiên phải có mùi thối rồi, chôn xuống đâu nghĩa là nó tan) xử lý cũng không cho… nhưng người Dân vẫn đòi phải bảo vệ môi trường! (Chịu hôi vài tháng hay 01-02 năm cho Nhà máy nó xử lý hết mớ rác được chôn trước đó, sau này con cháu nó mới không khổ thì không chịu!)

Tái bút:

Làm thép cũng bị phản đối.

Làm Nhiệt điện, Thủy Điện, Phong Điện, Hạt nhân điện… cũng bị phản đối.
………

Đến giờ, làm Nhà máy xử lý rác cũng phản đối!

Ở đời, có cái gì thành công mà không có sự hy sinh không ?!.. Lạ thật, cái gì có lợi lâu dài cho KINH TẾ Việt Nam thì đều có những thông tin xấu gây rối loạn lòng người để Nhân dân phản đối!
Bảo Lửa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *