Đám Lm cực đoan GP Vinh: Hở tí là giở trò tranh giành quần chúng

Đương buổi câu chuyện nên hay không nên dùng chương trình tiếng Việt công nghệ giáo dục vào giảng dạy và khi mà dư luận đã gần như đồng thuận, ngả sang ủng hộ GS. TSKH Hồ Ngọc Đại thì tại Giáo phận Vinh, một đám Linh mục cực đoan lại giở trò.
Xin không nói về những lời rao giảng của đám này trên nhà thờ, vì nó diễn ra khá thường xuyên và chỉ cần hở chuyện thôi chúng sẽ vin vào đó để bịa chuyện, xỏ xiên đủ trò; và vì xem chừng nó diễn ra khá thường xuyên, đến độ nghe mãi thì giới chức địa phương, những người quan tâm cũng đã quá quen thuộc. Và khi bị lên án chuyện này thì chúng cũng sẽ vin vào cái quyền “tự do ngôn luận” và sử dụng nó như cái thẻ bài miễn lệnh, yên thân.

 

 

Những bức ảnh có đủ sức tố cáo trò hề bẩn thỉu của đám chức sắc cực đoan Giáo phận Vinh (Nguồn: FB). 
Sự việc đã diễn ra đến đỉnh điểm khi tại 2 Giáo xứ thuộc Giáo phận này, 2 Linh mục là Phan Đình Giáo (Quản xứ Cẩm Trường, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và Lm Trần Đình Lai (Quản xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Tx Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã yêu cầu phụ huynh học người Công giáo nghỉ học để phản đối tiếng Việt công nghệ Giáo dục. Kết quả là tại Giáo xứ Cẩm Trường đã có 120/127 em học sinh nghỉ học theo lệnh của cha xứ Phan Đình Giáo. Còn tại Giáo xứ Đông yên, theo lệnh của Lm Trần Đình Lai con số được nói đến là 81/94 học sinh lớp 1 không được đến trường học tập.
Ở đây xin không nói về vấn đề luật hay vấn đề quyền trẻ em được quy định trong điều luật hay các công ước quốc tế gì đó vì quyền được học tập thì không ai là không biết. Mà xin thưa, câu chuyện đã chuyển hoá, diện tiến sang vấn đề đạo đức và nó đã nhuốm màu chống đối khá rõ nét.
Này nhé, mặc dù là chủ thể bị ảnh hưởng trực tiếp nếu 1 chính sách giáo dục có vấn đề, sai lầm. Tuy nhiên với độ tuổi và trình độ của mình, tự thân các em học sinh bước vào lớp 1 sẽ không đủ năng lực hành vi, lẫn nhận thức để tự kêu đòi quyền lợi và yêu cầu cơ quan chuyên môn phải làm cái gì đó có lợi nhất cho mình.
Vì thế đương nhiên, vấn đề này sẽ được trao gửi cho các bậc làm cha, làm mẹ và những người giám hộ. Và nếu có phản đối thì không ai khác chính các bậc sinh thành và giáo dưỡng sẽ đảm trách và trực tiếp làm điều này. Nói như thế để thấy, việc huy động, sai khiến các em học sinh làm cái điều mà xin thưa với ý chí học hỏi, đam mê đến trường thì đa số các em sẽ không thích. Sự ép buộc khi này là đi ngược lại quyền lợi và bất lương là thế. Và đó là điều đáng được loan báo và lên án.
Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là toàn bộ của câu chuyện. Bởi nếu vì chương trình tiếng Việt thôi thì tại sao phải gay gắt đến độ đó? Hay nói cách khác, nếu vì tinh thần xây dựng thì bản thân các Linh mục này với trình độ học thức sẽ có những cách hành xử mà tin chắc sẽ hay và nhân văn hơn rất nhiều. Nhưng họ đã chọn cái phương cách “TRANH GIÀNH HỌC SINH (được hiểu là quần chúng với nhà trường”) VỚI NHÀ TRƯỜNG, CHÍNH QUYỀN” mà ai cũng biết, với đức tin sâu sắc, ăn sâu bền chặt và vấn đề thần quyền thì các bậc phụ huynh lẫn các em học sinh không còn biết làm gì ngoài nghe lời.
Và như thế, với lợi thế có tính vượt trội của mình, cộng thêm sự lặng thinh của những người hiểu chuyện, biết nghĩa lý, sẽ chẳng có gì là bất ngờ khi các em học sinh đồng loạt nghỉ học, dù vị Linh mục đó nói chỉ có một lần.
Đã không ít lần, xã hội, truyền thông nhà nước và cả mạng xã hội lên án việc các chủ chăn đạo Công giáo huy động các em học sinh (yêu cầu nghỉ học) để đầu trần tham gia biểu tình, tuần hành trong khi có rất ít người lớn; thậm chí không có. Rồi câu chuyện cũng chính giáo xứ Đông Yên của Lm Trần Đình Lai đã cấm 150 em học sinh đến trường để phản đối việc đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dưng khu kinh tế Vũng Áng vào năm 2014… đã thực sự đặt ra những dấu hỏi về tinh nhân văn, quan tâm, chăm sóc người trẻ của giáo hội Công giáo, trong khi chính những vị chủ chăn cao nhất của địa phận và nhiều Lm hễ mở miệng là lên tiếng đề cao và kêu đòi điều này được thực thi.
Với những điều diễn ra ngày càng nhiều và công khai, sẽ không có gì là thái quá và cẩn trọng khi một số cá nhân nói rằng, với những hành động giành dật quần chúng bởi những vấn đề có tính xã hội và có liên quan tới nhu cầu với tư cách là những cuộc tập dượt, huấn luyện. Sẽ đến một lúc nào đó, khi đã chín muồi thì họ (đám chức sắc cực đoan) sẽ đứng ra thực hiện những điều lớn hơn, tỉ dụ như hoàn thành tâm nguyện của Linh mục Nguyễn Đình Thục (Quản xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) trong bài giảng lễ mới đây: “Cầu nguyện cho chế độ này nhanh sụp đổ”.
Đó cũng là lí do mà nên chăng giới chức với sự thận trọng và cơ chế tự bảo vệ của mình thay vì bàng quang, thiếu xem trọng những vấn đề với tư cách là các hiện tượng cần có sự nhìn nhận thấu đáo, cụ thể và khách quan hơn. Bởi cái lẽ thành hay bại đều được quyết định bởi việc chủ thể đó có làm chủ, có giành được quần chúng hay không.
Cách mạng màu hay công nghệ lật đổ chế độ mà những người như hai quan chức cao cấp của các tổ chức nhân quyền quốc tế – được biết là chuyên gia lật đổ bà Debbie Stothard và ông Minar Pimple (hai người bị từ chối nhập cảnh vì lí do an ninh) đang cố xâm nhập vào VN để thực hiện suy cho cùng là cuộc chiến giành giật quần chúng.
Molang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *