Dự thảo luật an ninh mạng bước đi chủ động bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0

– Công nghiệp 4.0 – xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu hiện tại trong công nghệ sản xuất sẽ sớm đưa thế giới bước vào kỷ nguyên mới. Đây là quy luật tất yếu của xã hội loài người, vậy đứng trước sự thay đổi đó Việt Nam đã làm gì để không trở thành các quốc gia yếu thế?

du-thao-luat-an-ninh-mang-1200106-163603

Chuẩn bị cho dự thảo luật an minh mạng có thể được xem là một bước đi chủ động hơn bao giờ hết. Bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nơi mà mọi hoạt động sản xuất được điều khiển bằng các hệ thống không gian mạng, mạng lưới vạn vật kết nối Internet và điện toán đám mây. Nếu không kiểm soát được không gian mạng thì mọi hoạt động công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều có thể bị đánh sập, bị đánh cắp mất dữ liệu và nhập mã độc đòi tiền chuộc.

Nếu như ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, máy móc ra đời làm thay đổi hoạt động lao động sức người, động vật. Cuộc cách mạng thứ hai, với sự ra đời của điện tạo nên các hoạt động dây chuyền sản xuất hàng loạt, được điều khiển cơ bản bằng máy tính và robot lập trình sẵn. Cuộc cách mạng thứ ba được xem là cuộc cách mạnh nhảy vọt của lần thứ hai, bởi một thế giới được kết nối bằng máy tính, thiết bị điện tử, mạng LAN và đặc biệt là Internet. Còn vĩ đại hơn thế, một tương lai mới sẽ mở ra đối với nhân loại sắp tới đó chính là mọi hoạt động của thế giới thực thành thế giới số. Lúc đó Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC) sẽ thay thế mọi hoạt động của con người.

image (4)

Nói có vẻ hơi khó hiểu, nhưng có thể hình dung như trong lĩnh vực Y tế, mỗi một người dân sẽ có thể sẽ có một “Bác sỹ biết tuốt” (thực ra là một robot), để kiểm tra sức khỏe trực tiếp tại nhà và chuẩn đoán, đưa ra các phương pháp sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, chế độ tập luyện cho từng người. Nếu tình hình sức khỏe nguy kịch, robot sẽ phát tín hiệu cho cơ sở y tế gần nhất. Trong lĩnh vực giao thông, nếu con người không thể lái xe vì say rượu, bia thì hệ thống robot được lập trình sẵn sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra các lệnh để điều khiển “ông chủ” của mình trở về nhà an toàn…

Để điều khiển được tất cả các hoạt động đó, nơi cơ quan điều khiển toàn bộ hoạt động là hệ thống không gian mạng sẽ đương nhiệm tất cả mọi hoạt động truyền tải dữ liệu về để máy chủ phân tích tình huống và điều khiển hoạt động. Vì vậy, nếu không gian mạng không được bảo vệ thì sẽ phải đứng trước nguy cơ bị tấn công và đánh cắp dữ liệu.

Chẳng hạn như, năm 2009 vũ khí ảo đầu tiên trên thế giới mang tên Stuxnet, đã tấn công nhà máy hạt nhân của Iran và kiểm soát các thiết bị trong nhà máy, mở ra các cuộc tấn công ảo liên tiếp sau đó trên thế giới. Mới đây mã độc mang tên WannaCry cũng khiến cho chính phủ và các doanh nghiệp toàn cầu sợ hãi khi nó tấn công, làm tê liệt nhiều hệ thống máy tính ở mọi nơi thế giới.

Thời kỳ công nghiệp 4.0 mở ra là cơ hội cho toàn cầu, và cũng không tránh khỏi các nguy cơ bị xâm nhập an ninh mạng. Một cuộc chiến không tiếng súng và không biên giới này sẽ phụ thuộc vào bộ óc của con người và “tài” của các mã độc. Nó giống như các nhân vật người máy trong bộ phim khoa học viễn tưởng, các robot thân thiện được lập trình phục vụ con người nhưng sau đó được kẻ xấu lập trình biến thành các công cụ giết người, gây chiến tranh với đầy máu và nước mắt như robot T-800 trong phim Terminator 2.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam chỉ có thể tiến mà không thể lùi, không thể giữ khư khư mọi hoạt động của nền công nghiệp 3.0 để trở thành một nước nghèo nàn và lạc hậu. Nắm được hoạt động kinh tế, Việt Nam mới có thể có tiếng nói trên trường quốc tế và không bị các nước lớn thâu tóm về mọi mặt nhất là quân sự.

Để có được một nền công nghiệp ổn định và “trong sạch” khi đó, Việt Nam phải chủ động với mọi hoạt động an ninh mạng. Bởi Việt Nam là một quốc gia có nền an ninh mạng yếu và kém, dễ bị xâm hại nhất thế giới.

Chúng ta có thể hiểu an ninh mạng ở Việt Nam yếu kém thế nào, thì có thể nhìn nhận sự việc mới nhất gần đây vào dịp tháng 3 vừa qua. Hàng loạt các website của các sân bay trong nước bị các tin tặc nhí mới ở độ tuổi 15 tấn công, với mục đích duy nhất chỉ là “thích thể hiện”. Cả một hệ thống an ninh mạng của sân bay quốc tế khi đó thua 2 hacker “tuổi trẻ tài cao”.

Dự thảo Luật An ninh mạng bao gồm 6 Chương, 64 Điều ra đời là sự chuẩn bị tất yếu và kịp thời trong tình hình hiện nay. Mặc dù không phải là sớm so với các nước trên thế giới, nhưng Luật An ninh mạng sẽ đảm bảo được công tác an ninh, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Giống như hoạt động xuất nhập cảnh ở sân bay quốc tế, luật an ninh mạng sẽ kiểm soát được mọi hành vi tấn công, xâm nhập gây tổn hại cho quốc gia.

Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu năm 2017, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 101, với chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng trên tổng số hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016. Điều này đã cho thấy thực tế khách quan về sự yếu kém và tầm quan trọng của việc ra đời của Luật An ninh mạng hiện nay.

Hiện ở các nước ASEAN, có 2 quốc gia đứng đầu trong nhóm có chỉ số An ninh mạng toàn cầu cao là Singapore ở vị trí thứ nhất và Malaysia ở vị trí thứ 3 trên tổng số 193 quốc gia. Khi chúng ta muốn khám phá những giá trị của nền công nghiệp 4.0, thì cách thức để tạo ra giá trị đó là phải tìm được một hướng bảo vệ nền an ninh và không gian mạng.

Nếu muốn tiếp nhận nền công nghiệp đang trở thành xu hướng toàn cầu này, thay vì không thể đi trước một bước, thì chúng ta sẽ cần phải tập trung chuẩn bị kỹ cho cuộc cách mạng. Vừa bảo vệ quốc gia trước khỏi nguy cơ của cuộc “đại chiến của thế giới mới”, vừa đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước.

Nguồn: Tổng Hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *