Đại tướng Lê Trọng Tấn – Vị tướng của chiến trường rực lửa.

Cụm từ “Ngũ hổ tướng” uy trấn thiên hạ có lẽ khá quen thuộc với chúng ta, nó xuất phát từ thời Tam Quốc. Nhưng ít ơi ngờ rằng trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội ta xuýt chút nữa cũng xuất hiện Ngũ hổ đại tướng. Chỉ đáng tiếc rằng con “Hùm xám đường số 4” lỡ thời với đời binh nghiệp để rồi chỉ tạo ra bộ “tứ nguyên tử”: Giáp – Tấn – Thái – An, mà ngay kẻ cả kẻ thù của họ cũng phải tâm phục khẩu phục.

“Thống soái”, Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi xin phép không được nhắc đến nữa. Bởi bao nhiêu ngôn từ mỹ miều nhất viết về Người đã có mặt nhan nhản trên khắp mọi trang sách báo của Việt Nam cũng như Quốc tế.
Hôm nay tôi xin được viết về người được coi là cánh tay phải của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà được thế giới mệnh danh là Zhukov của Việt Nam – Người mà gắn liền với 2 mốc son đáng nhớ nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam: Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa xuân, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 – Đại tướng Lê Trọng Tấn.

Ông sinh ngày 1/10/1914 tại Hà Tây, trong một gia đình nho giáo. Thưở nhỏ ông vốn học giỏi lại say mê võ thuật, đam mê bóng đá. Ông từng tham gia đội bóng Eclair (Tia chớp), do có thành tích tốt nên ông được tuyển chọn vào đội bóng Không quân Pháp và tham gia lực lượng lính Khố đỏ, đeo đến non đội. Tôi cũng ko dám tưởng tượng nếu trong thời gian này ông không giác ngộ Cách Mạng thì sử sách nước ta sẽ liệt vào thành phần gì nữa, nhưng chí ít thì cũng được ghi lại trong bản lý lịch là “tay sai cho Pháp, ác ôn một vùng”. Nhưng rất may ông đã tham gia Cách mạng vào năm 1944 sau một nỗ lực binh vận của bà Hoàng Ngân và trở thành ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông.

Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông bắt đầu tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng và Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 ở tuổi 36.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Tấn là một trong những người đầu tiên phải đối kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, và chính ông cũng là người đề xuất chuyển qua phương án đánh chắc, thắng chắc với chiến thuật “vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”.
Ngày 13/3/1954, Đại đoàn 312 của ông đã vinh dự nổ phát súng đầu tiên cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam. Ở ngay loạt đạn pháo đầu tiên đã giết chết Chỉ huy trưởng cứ điểm Him Lam Thiếu tá Paul Pégot. Chiều cùng ngày tiếp tục tới Chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm ĐBP Trung tá Gaucher bỏ mạng. Chỉ sau 2 ngày dồn dập tấn công toàn bộ cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt. Tướng Tấn đi đến một quyết định khá bất ngờ là xin phép chỉ huy cho quân đội Pháp vào Him Lam làm nghĩa vụ nhân đạo, thu dọn chiến trường và tiếp nhận thương binh. (Những thương binh này sẽ tác động mạnh tới tinh thần binh lính Pháp ghê gớm sau trận đánh).
Và cũng chính Đại đoàn 312 do ông chỉ huy hạ màn chiến dịch ĐBP vào lúc 17h30′ ngày 7/5, khi cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy, bắt sống tướng Christian de Castries cùng toàn bộ ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Castries sau đó phải thốt lên rằng “Tôi cảm thấy vinh dự khi được làm bại tướng dưới tay tướng Tấn”.

Hình ảnh: Tư lệnh Mặt trận B5 Lê Trọng Tấn tại Sở chỉ huy mặt trận năm 1972.

Từ sau 1954 – 1962, Ông lần lượt giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Sĩ Quan Lục Quân, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN.

Năm 1964, tướng Lê Trọng Tấn chính thức lên đường vào Nam, nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh QGPMN với bí danh Ba Long. Vừa mới vào Nam chưa lâu ông liền chỉ huy quân đội tham gia 2 chiến dịch lớn và Bình Giã (28/12/1964 – 1/1/1965) và Đồng Xoài 10 – 11/6/1965). Tại Bình Giã QGPMN dưới sự chỉ huy của ông đã đánh quỵ gần như hoàn toàn Tiểu đoàn 4 TQLC và Tiểu đoàn 33 BĐQ QLVNCH. Hầu hết các cấp sĩ quan chỉ huy của 2 Tiểu đoàn này đều bị tử nạn, bị thương, hoặc bị bắt , bai gồm cả Tiểu đoàn trưởng, Y sĩ Trưởng và cố vấn quân sự người Mỹ. Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ coi như phá sản.
Tại Đồng Xoài, đến lượt Tiểu Đoàn 42 BĐQ và sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH bị đánh tan tác. Chiến lược Chiến tranh Đặc Biệt của người Mỹ chính thức bị phá sản.
Sau hai chiến thắng lớn này QGPMN bắt đầu thành lập các Trung, Sư đoàn chính quy đầu tiên, chuyển dần từ thế phòng ngự qua cầm cự.

Năm 1971, ông là Tư lệnh mặt trận đường 9 Nam Lào, chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 71 của QLVNCH.
Lam Sơn 719 là chiến dịch quân sự lớn nhất của QLVNCH mở ra trong Chiến tranh Việt Nam (8/2–24/3/1971). Cuộc hành quân được phía VNCH mở ra nhằm 2 mục đích chính: Tiến tới Sê-Pôn phá hủy hậu cứ của QGPMN và thử sức chiến đấu của QLVNCH khi không còn được người Mỹ hỗ trợ. Vì vậy đích thân Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiêu lên kế hoạch và tung toàn bộ đơn vị trừ bị thiện chiến bậc nhất của QLVNCH vào đây như: Sư đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Sư đoàn 1 bộ binh,…
Nhưng kết quả thu được lại là sự thất bại thảm hại. Tuy quân đội VNCH tiến được tới Sê-Pôn nhưng họ đã phải trả một cái giá quá đắt. Họ bị lính của tướng Tấn, chặn ở mọi nẻo đường, truy kích, mai phục khắp nới, hàng ngàn binh sĩ thiệt mạng, hàng trăm máy bay, xe tăng bị phá hủy. Không đơn vị nào còn lành lặn mà rút về được hậu cứ. Tướng tá, binh sĩ phải băng rừng vượt suối trốn chui lủi mới có đường thoát thân. Giấc mộng đeo lon cấp tướng của Đại tá Nguyễn Văn Thọ – Lữ đoàn trưởng Lữ Dù 3 bị vùi dập ở đồi 31. Lữ dù 3 bị xoá sổ, Thọ cùng toàn bộ ban tham mưu bị đưa về Hà Nội họp báo.
Để bào chữa cho thất bại xấu hổ này, Tổng thống Thiệu bay tới Quảng Trị làm lễ tổng kết chiến dịch gắn huân huy chương cho các sĩ quan binh sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến dịch và vẫn mạnh miệng tuyên bố dành thắng lợi như để trấn an tinh thần binh sĩ và dư luận.
Nhưng hỡi ôi, có ai ngờ rằng, người được chính ông Thiệu gắn huy chương cao quý Anh Dũng Bội Tinh trong chiến dịch Lam Sơn 719 Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, chỉ 1 năm sau đó lại bị tướng Tấn đánh cho tơi tả ở Quảng Trị, tháo chạy toán loạn về Huế, toàn bộ sư 3 bộ binh bị thất tán. Tướng Giai bị tống vào ngục kết án 5 năm tù vì tội để mất Quảng Trị và tự ý lui quân.
— Quảng Trị 81 ngày đêm tử thủ thành cổ. Nơi mà mội ngày phải hứng chịu hàng ngàn quả đạn pháo, hàng vạn tấn bom. Không thể không nhắc đến vị Tư lệnh chiến trường Trị – Thiên Lê Trọng Tấn. 81 ngày đêm hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ngã xuống, nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi: Sao ta không rút quân sớm hơn để giảm thiểu thương vong? Nhưng không hãy tìm hiểu về mục đích mà phía Quân đội ta mở chiến dịch Trị – Thiên: 1. Mở rộng vùng giải phóng, đặc biệt là Thị xã Quảng Trị, quê hương của Tổng bí thư Lê Duẩn. 2. Tạo đà thắng lợi trên mặt trận quân sự, góp phần buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán ký kết Hiệp định Paris chấm rứt chiến tranh ở Việt Nam. Vậy nên có dẫu phải hy sinh, gian khổ nhiều hơn nữa nên cũng phải cố gắng giữ Thành cổ càng lâu càng tốt.
Rõ ràng với một người luôn tâm niệm “Có hy sinh không thể coi là không đáng kể” như Đại tướng Lê Trọng Tấn thì ông còn xót xa hơn chúng ta hàng vạn lần khi ngày ngày phải nghe các báo báo về hao hụt nhân sự trong quân, phải chứng kiến những người lính, những “đứa con” của mình ngã xuống, đã không ít lần tướng Tấn thức suốt đêm, mắt đỏ hoe vì khóc thương chiến sĩ, tiếc thương đồng đội. Nhưng vì nhiệm vụ liêng liêng của Tổ Quốc. Ông không thể làm gì khác hơn được.

Năm 1973, là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân đoàn I Quyết thắng, quân đoàn đầu tiên của QĐNDVN.

Tháng 3 năm 1975, tướng Tấn được cử làm Tư lệnh chiến dịch Huế – Đà Nẵng. Và chỉ trong 3 ngày, Quân đoàn 2 của ông đánh bật hơn 100.000 quân VNCH ra khỏi Đà Nẵng. Tướng Ngô Quang Trưởng – Tư lệnh Quân đoàn 1 VNCH, niềm tự hào của QLVNCH ở Quảng Trị 1972, lên trực thăng bỏ chạy mặc dù trước đó ông còn mạnh miệng tuyên bố: “Cộng Quân muốn tiến vào Huế phải bước qua xác của Trưởng này”. Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm Tư lệnh sư đoàn 1 Bộ Binh bị tử nạn phi cơ khi rút chạy khỏi Đà Nẵng.

Tháng 4 năm 1975, Ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía đông (gồm quân đoàn 2, quân đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Chính Lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã húc đổ cánh cổng, tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên. Chấm dứt chiến tranh, thống nhất 2 miền của Tổ Quốc.

Từ tháng 12/1978 đến 2/1979, Ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia. Và chỉ trong vòng hơn 1 tuần (28/12/1978 – 8/1/1979), Quân tình nguyện VN đã đánh bật lực lượng Khơ-me đỏ, giải phóng thủ đô Phnompenh – Cam-pu-chia.

Ngày 5/12/1986, ở tuổi 72 tướng Tấn “ngã ngựa” không phải trên chiến trường đỏ lửa mà bởi một cơn đau tim quái ác đột ngột, khi mà vẫn còn đang mặc áo lính. Tiếc thay một đời hổ tướng xông pha trận mạc, ông ra đi bỏ lại một khoảng trống mênh mông trong quân đội, và trong muôn vàn sự tiếc thương của mọi người.
Ít ai biệt được rằng cuộc đời hiển hách của ông trên chiến trường với bao công trạng là như thế. Nhưng ở đời thường Đại tướng Lê Trọng Tấn có một cuộc sống vô cùng giản dị, ông chưa bao giờ có nhà riêng. Thậm chí sau ngày thống nhất Đất nước, Ông từ chối hàng loạt những ngôi biệt thự sang trọng khi được nhà nước cấp phát. Và cho tới khi qua đời ông vẫn chỉ ở ngôi nhà rộng chưa đầy 30m2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *