AI LÀ NGƯỜI “HOT” NHẤT TẠI NGHỊ TRƯỜNG QUỐC HỘI THỜI GIAN QUA?

ĐẶC ĐIỂM THỨ NHẤT: PHÁT NGÔN KHÔNG GÂY “SỐC” – KHÔNG PHẢI LÀ TA!

– “Chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ đóng thuế… Cần rà soát kỹ người chết nào thì người thừa kế vẫn phải nộp thuế”.
– “Thực ra câu chuyện các cá nhân chọn “lắc” hay không “lắc” (ma túy) là vấn đề thuộc về quyền con người” (Tháng 9/2018, sau khi xảy ra việc 7 người sử dụng ma túy chết ở một lễ hội âm nhạc tại Hà Nội, ông từng có phát biểu hàm ý bênh vực việc sử dụng ma túy, khiến nhiều người bất ngờ).

ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI: GƯƠNG ĐIỂN HÌNH VỚI “NIỀM ĐAM MÊ” CHÂM NGÒI CÁC CUỘC TRANH LUẬN NƠI NGHỊ TRƯỜNG QUỐC HỘI.
Tại Phiên chất vấn ở Nghị trường Quốc hội ngày 31/10/2018 vừa qua, vị đại biểu này KHÔNG THỂ HÒA LẪN NHƯ BAO NGƯỜI khi “hào hùng khí khái” tuyên bố một điều khiến cả Nghị trường “dậy sóng”, rằng “Vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100% vân vân, tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng…”. Ngay lập tức, ý kiến của ông gây tranh cãi gay gắt ngay tại nghị trường, một số đại biểu khác chỉ ra rằng ông đã tự tính toán ra những số liệu đó, nhưng lại tính sai (một sự nhầm lẫn nghiêm trọng trong bội số, nên tính ra những con số về sai phạm rất lớn khiến nhiều người hiểu sai vấn đề nghiêm trọng). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – Người chủ trì phiên chất vấn của Quốc hội ngày 31/10/2018 đã phải yêu cầu các đại biểu dừng tranh cãi và ghi nhận chính ông là người “đã châm ngòi cho quá nhiều tranh luận tại hội trường”.

Vâng, tất nhiên đến đây chúng ta đã nhận diện ra ai là NGƯỜI “HOT” NHẤT TẠI NGHỊ TRƯỜNG QUỐC HỘI THỜI GIAN QUA – ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG – Tiến sĩ Luật Kinh tế, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ 2016 – 2021), hiện là đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Tiến sỹ Luật Kinh tế này KHẲNG ĐỊNH CHẮC CHẮN KẾT QUẢ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ NHẦM BẤT KỲ MỘT SỐ NÀO bởi chính ông tự “chia bằng máy tính”, với cách tính “vi diệu” chưa từng có: Trong 120.142 đơn mà cơ quan tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) đã thụ lý thì có 87 đơn là chưa thụ lý. Trong 87 đơn này thì có 82 đơn là Công an chưa thụ lý. Vậy nên đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lấy 82 chia cho 87 thành 94%. Tiếp đến đoạn giải quyết quá hạn là 3.368, trong đó Công an có 3.360, và thế ta lấy 3.360 chia cho 3.368 bằng 99.7%.

Để dễ hiểu hơn “phương pháp làm toán vi diệu” của ông Nhưỡng, cộng đồng mạng đã hình tượng hóa bằng câu chuyện “Mẹ giao cho 3 chị em A, B, C cùng nướng 10.000 cái bánh. Về cơ bản, A nhận nhiệm vụ nướng 9.000 cái, B nướng 1.000 cái, C thì chẳng phải nướng mấy. Kết quả có 10 cái bánh bị cháy, bị hỏng (trong đó A làm hỏng 9 cái, B làm hỏng 1 cái). Lẽ ra, kết quả nướng bánh hỏng của A sẽ là 9 chia cho 9.000, tỷ lệ 0,1%. Nhưng nếu tính toán theo logic của ông Nhưỡng, tỷ lệ nướng bánh hỏng của A lại là 9 chia cho 10, đạt 90%, quá kinh khủng?”

Ông Lưu Bình Nhưỡng – với tư cách là đại biểu Quốc hội, là người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân và cử tri đất nước, với phát biểu thiếu chính xác như thế, mang tính quy chụp như vậy, phải chăng đó là sự PHỦ NHẬN SẠCH TRƠN mọi thành quả, nỗ lực không ngừng của cơ quan điều tra, phủ nhận hoàn toàn “bao mồ hôi xương máu”, sự hy sinh, gian khổ của lực lượng Công an trong một năm qua. Vậy theo cách hiểu của đại biểu Nhưỡng, ngành Công an năm 2018 chỉ “ngồi chơi, xơi nước” trong khi tình hình an ninh, trật tự của nước ta vẫn tiếp tục được giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn? Liệu cử tri và nhân dân cả nước sẽ hiểu vấn đề này như thế nào thưa đại biểu?

Với phép tính của mình, chính đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng một tay tạt gáo nước lạnh vào thẳng các Cơ quan Tư pháp mà trực tiếp đó là Ủy ban Tư pháp – cơ quan có quyền cao nhất trong thẩm định các báo cáo từ phía Chính phủ. Hóa ra số liệu các Cơ quan Tư pháp thống kê cũng sai sao, khi mà tại phiên chất vấn hôm đó, đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, cũng cung cấp thông tin đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho thấy đánh giá tình hình của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không chính xác. Ngay tại phiên chất vấn hôm đó, ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng ông Lưu Bình Nhưỡng cần phải đính chính khi đưa ra phát ngôn không chính xác, gây hiểu nhầm về các cơ quan điều tra, “rõ ràng về mặt lý thuyết lẫn thực tế là không thể chấp nhận được”.

Sáng 20/11, sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp. Liên quan đến việc đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra số liệu về xử lý tin báo tội phạm của Bộ Công an, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã khẳng định “Số liệu mà đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra chưa chính xác”. Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh “Nội dung này sau đó cũng đã có sự trao đổi để làm rõ và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng đã có sự tiếp thu”. Tuy nhiên, không biết mức độ cầu thị của đại biểu Nhưỡng đến đâu, chỉ biết rằng đại biểu luôn kiên định khi phát biểu trước báo chí: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.

Mới đây, một lần nữa, ông Lưu Bình Nhưỡng TIẾP TỤC ĐĂNG ĐÀN ĐỂ PHÁT BIỂU VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA của ngành Công an. Ông Nhưỡng vẫn “hào sảng khí khái” như mọi khi, nhắn nhủ các cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân “đừng làm điều tổn thương cho người dân, đặc biệt “đừng làm láo nháo, báo cáo thì hay”, dối trên gạt dưới, lấy thành tích mà làm những việc trái đạo đức, trái lương tâm, vi phạm pháp luật”. Chắc đại biểu Nhưỡng có sở trường trong việc chỉ ra cái sai của người khác. Tuy nhiên, với chính cái sai của bản thân mình thì đại biểu lại không thừa nhận. Bản thân chưa tốt mà lại đi chê người khác, có chăng vì để “lấp liếm” cho chính cái sai của mình? Sau chừng đó việc ông làm, xin hỏi đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – mục đích của ông là gì? VỚI KIỂU PHÁT NGÔN “DÂN TÚY” VÀ HAY “SỐC” THÌ CHẮC CHẮN ĐÂY CŨNG KHÔNG PHẢI LẦN CUỐI. Là người đại biểu Quốc hội, đại diện cho tiếng nói của cử tri, nhân dân cả nước, ông đã và đang làm gì để đền đáp lại sự tín nhiệm và tin tưởng từ nhân dân trong suốt thời gian qua? Một người học sâu, biết rộng như đại biểu, chắc chắn sẽ nghĩ thật kỹ, tính toán cẩn thận, cân nhắc thận trọng, phân biệt rất rõ và phải làm hết sức. Còn làm gì, làm đến đâu và như thế nào để “lộ mục đích” thì PHẢI TIẾP TỤC DÕI THEO đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trong thời gian tới…

Thường Dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *