Chiến tranh và mặt trái của “Tự do nhân quyền” ở Mỹ

1. Tại sao Mỹ lại thích gây chiến như vậy?

Chiến tranh là tang thương là chết chóc, là thảm họa của thế giới, là nỗi đau của nhân loại. Tóm lại chẳng ai mong muốn nó xảy ra cả, trừ một nhóm người vô đạo đức làm giàu trên xương máu nhân dân thế giới. Vâng, tôi muốn nói đến các tài phiệt sản xuất và buôn bán vũ khí của Mỹ.

Các bạn có thấy lạ không, khi mà hầu như đời tổng thống nào của Mỹ cũng gây ra vài cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa rất là văn minh: Giúp nhân dân thế giới có tự do dân chủ, lật đổ nền độc tài độc đảng. Và khi chiến tranh đi qua, tất cả chỉ còn lại đống đổ nát hoang tàn.

Học Lịch Sử, hẳn mọi người phải biết đến câu này ‘Mỹ giàu lên nhờ chiến tranh’. Nhờ có 2 cuộc thế chiến, do đặc thù về vị trí địa lý nên không bị chiến tranh tàn phá, đổi lại Mỹ bán được vũ khí cho cả 2 bên tham chiến. Vậy nên Mỹ mới vươn lên trở thành siêu cường số 1 thế giới.

2. Đại khủng hoảng ở Mỹ: Khi nguồn cung quá lớn.

Nước Mỹ hiện đại có những dây chuyền sản xuất tự động và khổng lồ, là công xưởng của thế giới. Sản xuất quá nhanh, quá nhiều song cũng quá nguy hiểm. Ấy tức khi những sản phẩm ấy không có nơi tiêu thụ thì sẽ “quá nguy hiểm”. Dĩ nhiên, sản xuất thừa mửa nó sẽ xảy ra suy thoái.

Sau thế chiến thứ nhất, nước Mỹ kiếm được bộn tiền từ buôn bán vũ khí và vươn lên trở thành siêu cường. Nhưng 10 năm sau, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế khủng khiếp, tạm gọi là “Đại suy thoái” (1929-1933), bắt đầu từ một “Ngày thứ Ba đen tối” (Đây cũng là nội dung có trong chương trình Lịch sử đấy, không ở đâu xa)

Khi sản xuất thừa mửa, cung vượt quá cầu nhiều lần, những nhà kho đầy ắp hàng hóa. Các nhà máy sa thải hàng loạt nhân công. Nạn thất nghiệp bùng phát. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng. Thật may cho nước Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhờ Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ mới có thể thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng.

Sức cầu kinh tế thế giới đã tăng lên rất mạnh khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khi mà Mỹ vẫn chưa phải là một bên tham chiến trước năm 1942 đã cho phép nền công nghiệp Mỹ sản xuất một cách không giới hạn các phương tiện chiến tranh. Nước Mỹ đạt được sự thịnh vượng chưa từng có, vươn lên vị thế siêu cường số 1 thế giới. Tuy nhiên, những kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế chiến tranh là các nhà đầu tư và các tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.

Đó là những nhà tài phiệt sản xuất và buôn bán vũ khí ở Mỹ.

3. Mỹ liên tục phát động chiến tranh để trục lợi.

Đức thua, Liên Xô tan nát, Nhật đầu hàng đồng minh sau khi ăn trọn 2 quả bom nguyên tử của Mỹ, thế chiến thứ 2 đã kết thúc. Với sự trở lại của hòa bình, bóng ma mất cân đối giữa cung và cầu sẽ quay trở lại ám ảnh nước Mỹ. Đúng hơn là ám ảnh các nhà tài phiệt Mỹ.

Bởi vì trong những năm chiến tranh thế giới, năng lực sản xuất của nước Mỹ đã tăng lên rất đáng kể. Nhưng một khi các sản phẩm ấy không có nguồn tiêu thụ thì sao? Người lao động lập tức đối mặt với việc bị sa thải khi hàng triệu cựu chiến binh trở về nhà và tìm kiếm một công việc dân sự. Kết quả là thất nghiệp, là giảm sức mua sẽ làm trầm trọng thêm sự suy giảm sức cầu.

Đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực quân sự tạo điều kiện đem lại một nguồn lợi nhuận rất cao. Để giữ cho nguồn lợi nhuận đó, nước Mỹ buộc phải tìm ra kẻ thù mới, buộc phải gây chiến.

Thế là họ khơi lên cái gọi là Chiến tranh lạnh với Liên Xô, đường hoàng tiếp tục sản xuất vũ khí để “thị uy” và “chạy đua vũ trang” với Liên Xô. Truyền thông Mỹ ra sức tô vẽ, bôi bác, nói rằng Liên Xô có âm mưu bá quyền, đưa chủ nghĩa cộng sản bành trướng thế giới. Vậy là Mỹ bán được vũ khí cho rất nhiều nước trong công cuộc “chạy đua vũ trang toàn cầu”.

Và Mỹ liên tục gây chiến khắp nơi. Chẳng những họ lập nên được chính quyền thân mình, thuận lợi cho công cuộc rút ruột tài nguyên và tiện tay bán vũ khí. Thế là xuất hiện Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng vịnh, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Trung đông, chiến tranh Bắc Phi (mùa xuân Ả Rập) … và mới nhất, rất có thể là Venezuela.

Nhưng không phải lúc nào Mỹ cũng thành công, thậm chí có thể nói Mỹ đã thua đau, thua tan nát trong chiến dịch: Chiến tranh Việt Nam và Việt Nam hóa chiến tranh.

4. Mặt trái của tự do vũ khí và mặt phải của các nhà tài phiệt.

Ngày 2/10/2017, ở Mỹ đã xảy ra vụ xả súng được cho là lớn nhất trong lịch sử. Tại một buổi hòa nhạc bên ngoài khách sạn sòng bạc ở thành phố Las Vegas của Mỹ, một tên điên đứng trên tầng 32 khách sạn gần sân khấu âm nhạc xả súng điên cuồng xuống đám đông đang tham dự buổi hòa nhạc. Hàng trăm người chết và hàng trăm người bị thương.

Và mới đây thôi, ngày 23/01/2019, một tay súng đã giết chết ít nhất 5 người tại chi nhánh của Ngân hàng SunTrust ở Florida, Mỹ.

Ngược dòng thời gian, 12/6/2016, một vụ xả súng tại hộp đêm ở Orlando diễn ra khiến 49 người thiệt mạng, 52 người khác bị thương.

Theo thống kê của một tổ chức phi chính phủ, việc sở hữu súng dễ dàng ở Mỹ là một trong những nguyên nhân khiến 100.000 người chết/năm, trong khi đó, theo CNN, năm 2010, ở Mỹ có hơn 30.000 vụ tử vong bởi súng gây ra.

Tuy nhiên Mỹ vẫn ban hành đạo luật “Tự do súng đạn” để đảm bảo cho cái gọi là “tự do, nhân quyền”, và các công xưởng sản xuất vũ khí vẫn tiếp tục hoạt động một cách hăng say.
Thống kê cho thấy có tới cỡ 300 triệu khẩu súng dân dụng trên khắp nước Mỹ.

Khi không thể cấm được tự do vũ khí, buộc nhũng người khác cũng phải mua súng đạn để tự vệ trước nạn cướp bóc và bạo lực đang leo thang.

Khi xả súng xảy ra, hàng loạt người vô tội đã ngã xuống trong vũng máu, các đời Tổng thống Mỹ ai cũng nhỏ nước mắt trên truyền thông. Ấy nhưng không ai dám, hoặc không muốn bãi bỏ luật Tự do súng đạn cả. Ai cũng biết, ngành công nghiệp sản xuất súng đạn là ngành mang lại lợi nhuận khổng lồ, Hiệp hội Súng đạn Quốc gia Mỹ (NRA) là một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả các cuộc bầu cử tổng thống.

Cái giá của “tự do dân chủ” là vậy đấy!

_leviet_

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *