Khủng hoảng Venezuela và góc nhìn của một số chuyên gia

Cần phải nhắc lại rằng, Venezuela là một nước Cộng hoà liên bang nghị viện, cũng đa nguyên đa đảng đối lập như kiểu Mỹ. Chỉ là ở vị trí cao nhất, một đảng Xã hội chủ nghĩa, Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất của Venezuela, đã chiếm đa số ghế trong Quốc hội và hai vị Tổng thống thắng áp đảo của nước này thuộc về đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất.

Cuộc khủng hoảng tại Venezuela hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do nước này quá phụ thuộc vào dầu mỏ, chính phủ quản lý kinh tế yếu kém và tình trạng cấm vận của Mỹ và liên minh châu Âu. Sau những biến cố chính trị mới đây, theo David Bosco, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế và Toàn cầu thuộc Đại học Indiana, cho rằng quyết định của Mỹ khi công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp của Venezuela là hành động bất thường. Một số học giả còn xem đây là động thái “nguy hiểm” của Washington. “Các chính phủ phần lớn đều tránh làm điều này. Các nước thường chỉ công nhận những chính phủ thực sự hay những nhóm nắm quyền kiểm soát đất nước thực sự”, ông Bosco cho biết.

Rất nhiều ý kiến trong giới phân tích đều cho rằng việc ông Trump công nhận lãnh đạo đối lập của Venezuela là Tổng thống lâm thời rõ ràng là hành động can thiệp vào chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, hành động trên là không chấp nhận được, nó hủy hoại hiến chương Liên Hợp Quốc và chuẩn mực ứng xử quốc tế.

Theo ông Brian Becker từ liên minh chống chiến tranh và phân biệt chủng tộc ANSWER (Mỹ) cũng cho biết thêm: “Hàng triệu người dân Venezuela đã thoát khỏi cảnh nghèo đói trong cuộc cách mạng Bolivar. Họ chắc chắn sẽ không chấp nhận Tổng thống lâm thời tự xưng do Mỹ lựa chọn nắm quyền”, đồng thời ông nói rằng “Đây là kế hoạch được Washington triển khai lâu nay, nhằm khôi phục ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và ủng hộ các chính phủ cực hữu nhất nắm quyền lãnh đạo”.

Bên cạnh đó, một đồng nghiệp của ông Becker là bà Gloria La Riva nhấn mạnh rằng Washington rất “hứng thú” đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của Venezuela: “Với việc công nhận người tự xưng là Tổng thống lâm thời Guaidó, Mỹ sẽ tìm cách chiếm đoạt các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn Citgo là tài sản của Venezuela tại Mỹ”

Những gì xảy ra tại Venezuela không phải là câu chuyện mới với Mỹ. Năm 2011, Mỹ từng công nhận Hội đồng Chuyển giao Quốc gia tại Libya là chính phủ hợp pháp của nước này ngay cả khi các lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Momamar Gaddafi vẫn đang nắm quyền điều hành đất nước. Kịch bản tương tự diễn ra vào năm 2014 khi các nhóm đối lập tại Syria được thiết lập đại diện ngoại giao tại Mỹ. Và kết quả hiện nay tình hình ở khu vực Trung Đông như thế nào thì đã quá rõ.

“Hãy nhìn vào Somalia, Afghanistan hay Iraq: tất cả những trường hợp này ban đầu (Mỹ) chỉ dự định tiến hành các chiến dịch quân sự chóng vánh, song rốt cuộc những gì họ làm lại phải trả bằng cái giá quá lớn về sinh mạng và cơ sở hạ tầng”, chuyên gia David Smilde (một thành viên cao cấp tại Wola chuyên về Venezuela. Ông là Giáo sư về Quan hệ Con người của Charles A. và Leo M. Favrot tại Đại học Tulane) nhận định.

Hiện nay, ngoài Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Hy Lạp không công nhận “tổng thống lâm thời Juan Guaido” của Venezuela, còn có Liên minh Bolivar cho các Dân tộc châu Mỹ-Thỏa thuận Thương mại giữa các Dân tộc (ALBA-TCP; gồm 9 quốc gia thành viên: Antigua-Barbuda, Cuba, Bolivia, Dominica, Ecuador, Nicaragua, Saint Lucia, San Vicente-the Grenadines và Venezuela) đã ra thông cáo khẳng định sự ủng hộ và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Ngoài ra, tại một phiên họp bất thường của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) diễn ra vào ngày 24/1, đa số các nước thành viên đã không ký thông cáo do Mỹ đề xuất công nhận ông Juan Guaido là “tổng thống lâm thời” của Venezuela (chỉ có 16/35 nước ký gồm Mỹ, Argentina, Bahamas, Canada, Brazil, Chile, Costa Rica, Ecuador, Colombia, Honduras, Guatemala, Haiti, Panama, Paraguay, Peru và Cộng hòa Dominicana).

Nói thêm rằng Venezuela là nước có nguồn tài nguyên khá phong phú. Vòng cung Mỏ Orinoco (diện tích lên tới 114.000 km2, bao phủ một vùng rộng lớn phía Đông Nam của Venezuela) có trữ lượng đáng kể về vàng, đồng, kim cương, coltan, sắt, bauxite và một số kim loại có giá trị công nghiệp cao khác. Riêng góc vành đai dầu Orinoco ở Venezuela là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *