Ai nhấn chìm 14,3 triệu m3 bùn đất ngoài khơi biển Vũng Tàu?

Qua nay ở facebook Lê Nguyễn Hương Trà, nơi tập trung của những thành phần tự nhận “tri thức cấp tiến”, sôi nổi chửi bới nhà nước và tỏ ra “lo lắng vì môi trường, sinh mạng người dân” về quyết định của Bộ Tài nguyên Môi trường cho phép nhận chìm ngoài khơi Vũng Tàu 14,3 triệu m3 bùn, phát sinh trong quá trình nạo vét làm cảng chuyên dụng cho dự án hóa dầu Long Sơn. Mặc dù tự nhận hiểu biết hơn người khác, những thành phần comment ở fb ả Trà lại phần lớn là những kẻ du thử du thực, ngôn từ tục tĩu, phản ánh trình độ và nhận thức vô cùng hạn chế. Chúng tự huyễn rằng, bùn đổ ra biển gây ô nhiễm môi trường, phá hủy tầng sinh thái biển… Thâm chí chúng còn hút lá đu đủ để thêm vào những thông tin như “ngoài bùn còn có chất thải từ nhà máy nhiệt điện, ngành than độc hại…” để phản đối. Những kẻ cãi cùn và vô lại thế này thường thích bậu xậu la liếm facebook của Lê Nguyễn Hương Trà và khi có chính nhân quân tử, như tui chẳng hạn, nói trái ý là chúng căng cổ lên cãi, cãi sống cãi chết, cãi như chưa bao giờ được cãi, dù điệp khúc duy nhất của chúng là “ thằng ngu, bò đỏ, dlv, vắt mũi chưa sạch…” chứ tuyệt nhiên không đưa ra được một lý lẽ khoa học nào để giải thích tại sao chúng phải phản đối.

 

Quay lại vấn đề nhận chìm kể trên, thật ra, quyết định này của Bộ TNMT là hoàn toàn chính xác, dựa trên cơ sở khoa học và tính toán kỹ lưỡng trước khi cấp giấy phép cho công ty TNHH hóa dầu Long Sơn:

Thứ 1, đây là bùn nạo vét từ cảng biển, gọi là bùn song thành phần của nó 20% là bùn do động thực vật tạo ra, 80% là cát vỏ sò, sạn sỏi. Vì vậy khi đổ ngược trở lại biển tác động môi trường sẽ hạn chế hơn rất nhiều khi đổ lên bờ.

Thứ 2, Việc lựa chọn khu vực nhấn chìm là khu vực không giàu tài nguyên, sinh thái và có thể kiểm soát được tác động của viện nhấn chìm. Khi một đơn vị chất bùn được tống ra biển, họ phải trình kế hoạch nhấn chìm, tác động môi trường rồi được cơ quan quản lý xem xét, không phải ném bừa ra là xong. Bởi khu vực đổ là khu vực biển của Việt Nam, vất liều gây ô nhiễm là chính nhà nước phải đứng ra giải quyết hậu quả.

Thứ 3, Tại sao không tha lên bờ? Đơn giản bùn cát biển sẽ khiến đất đai khu vực đổ chúng bị nhiễm mặn, phá vỡ hệ thống mạch nước ngầm. Để xây dựng khu xử lý chống mặn cho chả triệu tấn vật chất là cực kỳ tốn kém và không an toàn. Chưa kể, diện tích mặt bằng cần rộng lớn, phải di tản nhiều hộ dân, đền bù khổng lồ. Đó là chưa tính thêm chi phí nạo lên rồi vận chuyển đi sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Những vật chất nạo vét vốn là sản phẩm của biển, cái họ làm chỉ là đẩy nó ra xa bờ để lấy không gian xây dựng, nó sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh thái biển, lợi hơn rất nhiều so với đem lên bờ chất đống.

Để phản đối, nhiều ông “tri thức” còn đổ tại cộng sản này nọ cho nhận chìm bùn nạo từ cảng là phá hoại môi trường, xin thưa, theo Báo cáo của Tổ chức Hàng hải quốc tế, năm 2013, một số nước ở châu Âu có khối lượng nhận chìm vật liệu nạo vét lớn như Bỉ (khoảng 20-50 triệu tấn/năm), Pháp, Hà Lan (khoảng 20 triệu tấn/năm). Ở châu Á, Trung Quốc là một trong những nước rất tích cực nhận chìm vật chất xuống biển. Năm 2013, Trung Quốc đã cho phép nhận chìm khoảng 126,3 triệu tấn vật liệu nạo vét xuống biển Hoa Đông; 38,4 triệu tấn xuống biển Đông và khoảng 44,3 triệu tấn xuống các vùng biển khác. Đối với châu Đại Dương, Úc cũng là nước nhận chìm vật liệu nạo vét với khối lượng hơn 14 triệu tấn (năm 2013). Tại châu Mỹ, Mỹ cũng là nước nhận chìm vật, chất xuống biển với khối lượng khoảng 27 triệu tấn vật liệu nạo vét xuống biển; Canada có khoảng 3-4 triệu tấn vật liệu được nhận chìm ở biển; Brazil khoảng 19,7 triệu tấn vật liệu nạo vét xuống biển. Số liệu này cho thấy, việc nhận chìm sản phẩm vật liệu nạo vét cảng là điều hết sức bình thường, phù hợp khoa học và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Nhưng bất hạnh thay ở xứ Đông Lào, nhiều kẻ lại cho rằng phản đối dự án này nghĩa là mình giỏi. Vậy nên chúng thường tập tụ thành một bầy, sủa cắn không ngừng những ai có ý làm bẽ mặt chúng. Chúng còn tự nhân danh “đấu tranh vì quyền lợi cho tất cả mọi người” trong khi thực chất chúng chỉ thảo mãn sức mạnh ảo tưởng bằng những ý nghĩ điên khùng từ cái sọ gáo dừa dưới tóc của mình.

Ngay khi dự án Hóa Dầu Long Sơn với vốn đầu tư 5.4 tỷ USD, khi đi vào xây dựng, sẽ tạo ra 15.000 – 20.000 việc làm và khi đi vào vận hành sẽ có hơn 1.000 lao động kỹ thuật cao. Dự án này sẽ tạo giúp ổn định nguồn cung xăng dầu trong nước và xuất khẩu. Ổn định nguồn cung nguồn nhiên liệu sẽ giúp Việt Nam mạnh về kinh tế, chính trị hơn, từ đó sẽ bảo vệ được đất nước toàn vẹn hơn.

Nguon: Vu Xuan Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *