HRW

Thông tin trên trang web của Tổ chức Human Rights Watch

Trước đó, theo cáo trạng của VKSND Tp Hồ Chí Minh, các bị cáo gồm: Lưu Văn Vịnh (SN 1967), Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975) cùng ngụ tại TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Quốc Hoàn (SN 1977, trú tại tỉnh Lâm Đồng), Phan Trung (SN 1976, quê Lâm Đồng) và Từ Công Nghĩa (SN 1993, dân tộc Chăm, trú tại Ninh Thuận) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong đó, Lưu Văn Vịnh với vai trò cầm đầu, đã thành lập trái phép tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”, đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động của tổ chức. Hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, lôi kéo lực lượng hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ngày 6/11/2016, các đối tượng bị Công an bắt quả tang khi đang chuẩn bị lễ ra mắt tổ chức trái phép tại một nhà thờ ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, ngày 5/10/2018, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo Lưu Văn Vịnh 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù; Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù; Từ Công Nghĩa 10 năm tù; Phan Trung 8 năm tù cùng. Ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

 

Bị cáo Lưu Văn Vịnh, kẻ chủ mưu thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam,” tại phiên tòa

Còn đối với Nguyễn Văn Thể (SN 1963, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), ngày 10/10/2018, Công an quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Minh Thể để điều tra về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự.CÆ¡ quan Công an thá»±c hiện lệnh bắt Lê Minh Thể

Cơ quan Công an thực hiện lệnh bắt Lê Minh Thể

Theo kết quả điều tra, từ đầu năm 2017, Thể đã lập nhiều tài khoản Facebook cá nhân và dùng các tài khoản này để đăng tải, chia sẻ và bình luận các nội dung có tính chất xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nói xấu chế độ, chính quyền các cấp. Đặc biệt, tháng 6/2018, thông qua mạng xã hội Facebook, Thể đã kết nối với các đối tượng phản động trong và ngoài nước phát trực tiếp các video (livestream) kêu gọi, kích động người dân tham gia biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

HRW còn lên tiếng yêu cầu Chính phủ Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích, trả tự do cho 6 người này. Với 1 lý do rất đơn giản là “họ bị truy tố vì các hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia vào các cuộc tập trung công cộng”.

HRW cần phải nhớ rằng, 5 đồng phạm đã thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong đó Vịnh được xác định là kẻ chủ mưu, cầm đầu. Còn hành vi của Lê Minh Thể đã gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các lãnh đạo Trung ương và địa phương, gây hoài nghi trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn TP Cần Thơ. Cả 6 đối tượng đều có hành vi xâm phạm ANQG, vì vậy cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bất kỳ công dân Việt Nam hay người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam đều sẽ bị xử lý nghiêm minh. Giả dụ những trường hợp này có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ và bị các cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ bắt giam. Vậy liệu HRW có dám lên tiếng đòi Chính phủ Mỹ trả tự do cho số này không?Chắc chắn không bao giờ xảy ra.

Bởi thế HRW không thể tự mình phán quyết và lớn tiếng đặt ra những yêu cầu này, yêu sách đòi Chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên HRW can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà đã có hệ thống.