Bộ Công an nói gì về vụ xâm hại bé gái 10 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội

“Vụ xâm hại bé 10 tuổi, Công an Chương Mỹ khởi tố tội danh dâm ô và cho đối tượng được tại ngoại. Nhưng sau đó dưới sức ép của dư luận, Công an Thành phố quyết định chuyển sang khởi tố với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và ra lệnh bắt giam đối tượng. Vậy có thể xử lý công an huyện Chương Mỹ không?“.

Đó là câu hỏi được một phóng viên tự giới thiệu là thường xuyên theo dõi mảng pháp luật đặt ra đối với trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an tại cuộc họ báo do Bộ Công an chủ trì sau sơ kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.

Không có bất cứ sự vòng vo nào, đại diện Bộ Công an (trung tướng Vệ) đã khẳng định ngay rằng: “không thể xử lý cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện”.

Lí do được vị tướng này đưa ra cho câu trả lời của mình là:

– “Theo ông Vệ, việc Công an huyện Chương Mỹ khởi tố tội Dâm ô người dưới 16 tuổi đối với bị can Nguyễn Trọng Trình xuất phát từ chính những quy định hiện hành về áp dụng tội danh. Chỉ khi Cơ quan điều tra CATP Hà Nội và VKSND cùng cấp xem xét hồ sơ, thống nhất khởi tố tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì việc đổi tội danh mới được thực hiện.

Trung tướng Trần Văn Vệ nói vụ việc này có sự thay đổi tội danh là do sự nhận thức pháp luật của các cấp khác nhau. Còn cán bộ thụ lý vụ án chỉ bị xử lý nếu để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội”.

– Liên quan vấn đề tại sao đối tượng Nguyễn Trọng Trình có nhân thân xấu, đã thực hiện hành vi phạm tội mới mà vẫn được tại ngoại chờ xử lý. Tướng Vệ đã cho biết: “Về việc vì sao Nguyễn Trọng Trình có tiền án nhưng vẫn được cho tại ngoại, ông Dũng nói tiền án chỉ coi được là nhân thân xấu, không thuộc các trường hợp để tạm giam người phạm tội ít nghiêm trọng. Trong khi tiền án của Trình từ năm 2007, đến nay đã được xóa án tích”.

Như thế, từ vụ việc có thể rút ra đôi điều ngắn gọn như sau:

– Việc Công an huyện Chương Mỹ khởi tố tội danh Dâm ô người dưới 16 tuổi đối với bị can Nguyễn Trọng Trình xuất phát từ chính những quy định hiện hành về áp dụng tội danh. Tài liệu chứng cứ điều tra ban đầu đối với vụ việc chỉ cho phép Cơ quan CÔng an huyện Chương Mỹ hướng đến tội danh này mà không phải hiếp dâm như quyết định sau đó của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội.

– Việc cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội thay đổi tội danh đã khởi tố sau khi đã thực hiện việc điều tra thêm. Họ cũng làm rõ một số tình tiết mà xét thấy nếu bỏ sót sẽ khiến hàm oan cho nạn nhân và bỏ lọt tội của kẻ đã gây ra hành vi. Hay nói cách khác, vụ việc đã trở nên rõ ràng hơn, mạch lạc hơn sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội vào cuộc.

Đến đây có một vấn đề được đặt ra, nếu không có sự vào cuộc của cơ quan Cảnh sát điều tra, CA Hà Nội thì liêu nạn nhân có bị hàm oan, đối tượng bị bỏ lọt hành vi nghiêm trọng hay không?

Về mặt logic thì câu hỏi đặt ra hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, suy cho cùng ở đây vẫn là quyền lợi của nạn nhân và sự trả giá của đối tượng đã gây án. Tuy nhiên xem xét sự việc chúng ta cần đặt trong tổng thể chung của sự việc và thực thi pháp luật. Theo đó, công an là chủ thể chính nhưng ngoài họ còn có các chủ thể khác. Đó là chưa kể các chủ thể giám sát, hỗ trợ công tác điều tra. Và trong vụ việc này báo chí đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định. Họ nói lên tiếng nói của dư luận và cũng chỉ ra những vấn đề liên quan. Và với một hệ thống cơ quan giám sát đồ sộ như thế thì việc bỏ lọt hành vi sẽ khó xảy ra. Ngoài trừ các cơ quan liên quan, báo chí và cả chính nạn nhân, thân nhân hợp tác thiếu bài bản, tích cực mà thôi.

Cho nên, với vấn đề đặt ra thì có lẽ sẽ chưa thể trả lời ngay, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Thiếu đi 1 hoặc chỉ vì một lí do khách quan nào đó khiến cho các cơ quan chưa vào cuộc, hoặc vào cuộc chưa tích cực thì sự việc đã rẽ sang hướng mới.

Với giải thích của đại diện đến từ Bộ Công an và những điều mới được phân tích, hoàn toàn không có bất cứ cơ sở nào để khẳng định Công an huyện Chương Mỹ đã cố tình làm sai, bỏ lọt tội phạm và có dấu hiệu tiêu cực đối với sự việc. Ngược lại, họ đã hết sức thận trọng, không để hàm oan các cá nhân liên quan. Thiết nghĩ sau chuyện này, báo chí nên chủ động hơn trong hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng Công an phá án; các cơ quan đóng vai trò giám sát cũng tích cực hơn để đảm bảo rằng, quá trình điều tra của công an đi đúng hướng, tránh oan sai…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *