Không có cơ sở phản đối chuyện CSGT “nấp trong bụi” bắn tốc độ

Mới đây, mạng xã hội xôn xao đoạn clip dài 2 phút ghi lại cảnh một người được cho là CSGT mặc thường phục, ngồi gần bụi cây và cầm máy bắn tốc độ. Không rõ người đầu tiên đăng clip là ai nhưng sau đó, hội “Ghét Phim hay” và một tài khoản FB mang tên Hằng Thanh chia sẻ lên diễn đàn Góc nhìn Nhà báo và Công Dân. Có rất nhiều ý kiến không bằng lòng về cách làm việc “mật phục” này nhưng cũng có người cho rằng “nếu đi đúng luật thì sợ gì CSGT”.

Một số người gọi là “Núp” hay “Núp lùm” thì bản chất là hóa trang để bí mật tác nghiệp. Việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế, khi mà chính bản thân chúng ta chưa tự giác chấp hành pháp luật.

Còn nhớ, trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cử tri An Giang đã chuyển tới Bộ Công an câu hỏi và tỏ ý không đồng tình khi CSGT nấp trong các bụi cây để bắn tốc độ người tham gia giao thông. Văn bản trả lời của Bộ Công an nêu rõ, việc lực lượng CSGT đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý những người lái xe chạy quá tốc độ nhằm hạn chế tai nạn giao thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của CSGT sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh, người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng CSGT…

Ngày 04/01/2016, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 9 quy định về “Tuần tra, kiểm soát công khai, kết hợp với hóa trang” có ghi rõ “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Do vậy, việc lực lượng cảnh sát giao thông kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật, không phải như một số người cho rằng “cảnh sát giao thông trốn trong bụi cây để bắn tốc độ”. Xem clip nói trên, ta có thể thấy ngay người vặn vẹo anh CSGT đó là kém hiểu biết. Với hành vi ấy có thể anh ta đã phạm tội chống người thi hành công vụ.

Nhân đây cũng xin nói luôn, việc CSGT bắn tốc độ và việc họ hóa trang, ngụy trang để bắn tốc độ cũng là bình thường. Nó bình thường đến nỗi CSGT của các quốc gia tiến tiến trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, Mỹ cũng vẫn thường sử dụng cách hóa trang này để kiểm ra ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ của người dân.

Dưới đây là hình ảnh CSGT các đế quốc văn minh ngụy trang bắn tốc độ.

csuc                                                                             Cảnh sát Úc cũng bắn tốc độ từ trong bụi rậm.
CREATOR: gd-jpeg v1.0 (using IJG JPEG v62), default quality

csgtrao

Tùng Lâm (TH)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *