CÁCH MẠNG DỪA Ở PAPUA NEW GUINEA – TỪ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NỘI CHIẾN

Cách mạng Dừa ở Papua New Guinea diễn ra vào năm 1988 và bắt đầu được gọi tên như vậy từ bộ phim tài liệu “Cách mạng Dừa” trình chiếu năm 2001. Bộ phim làm về cuộc chiến của quân Cách mạng tại Bougainville chống lại quân đội chính phủ Papua New Guinea, và lấy tên là “Cách mạng Dừa” vì đây là cuộc bạo loạn đầu tiên có nguyên nhân từ bảo vệ môi trường. Từ những phong trào đòi bảo vệ môi trường, tố các công ty gây ô nhiễm môi trường, dần dần đã nảy sinh thành một cuộc nội chiến đẫm máu tại quốc đảo này.

Bougainville vốn là một tỉnh thuộc Papua New Guinea. Đây vốn là vùng có các mỏ tài nguyên có giá trị, đặc biệt là đồng và vàng. Chính việc khai thác mỏ là nguyên nhân gây đến mâu thuẫn giữa người dân địa phương với các doanh nghiệp và chính quyền Papua New Guinea. Từ năm 1960, những phong trào ly khai đầu tiên đã diễn ra phản đối chính quyền thực dân Úc khai thác mỏ, sự việc kéo dài liên tục đến năm 1975 vẫn chưa đạt được đàm phán.

Vào ngày 28 tháng 5 năm 1975, Chính quyền tỉnh lâm thời ở Bougainville đã đồng ý ly khai khỏi Papua New Guinea. Điều này gây ra sự bế tắc ba chiều giữa Chính phủ PNG, cơ quan lập pháp ở PNG và chính quyền ở Bougainville. Chính phủ PNG đã cố gắng giải quyết tình hình trong suốt tháng 6 và tháng 7, nhưng không thành công. Chính quyền tỉnh lâm thời tuyên bố rằng họ sẽ tuyên bố độc lập vào ngày 1 tháng 9, trước ngày độc lập theo kế hoạch của Papua New Guinea vào ngày 16 tháng 9. Vào ngày 1 tháng 9, họ đã ban hành ‘Tuyên ngôn độc lập đơn phương của Cộng hòa Bắc Solomons’. Tuy nhiên, họ không có năng lực duy trì sự độc lập của mình và buộc phải chịu sự bảo trợ của PNG, nhưng Bougainville vẫn giữ quyền tự trị. Xung đột lại tiếp tục căng thẳng bắt đầu từ năm 1981 và lại liên quan đến việc khai thác mỏ gây ô nhiễm môi trường, đặt nền móng cho xung đột dữ dội năm 1988 khi cuộc nội chiến chính thức diễn ra.

Người dân Bougainville đổ lỗi tất cả các vấn đề bệnh tật như dị tật bẩm sinh, tuyệt chủng của loài cáo bay, cá chết hàng loạt… cho việc khai thác mỏ của PNG tại tỉnh này gây ô nhiễm cho dòng sông huyết mạch Jaba. Đến cuối năm 1988, anh em họ và lãnh đạo địa phương, Francis Ona và Pepetua Serero, đã quyết định cầm vũ khí chống lại chính quyền PNG, mở đầu cuộc nội chiến và một lần nữa đòi li khai của Bougianville. Mặc dù các xét nghiệm khoa học đều chứng minh sông Jaba không hề ô nhiễm nhưng dưới sự lãnh đạo của 2 thủ lĩnh nổi dậy, người dân Bougainville vẫn tiến hành cuộc cách mạng. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1988 đến 1990 với cuộc giằng co quân sự liên tục giữa hai phe, và chỉ kết thúc khi chính phủ PNG quyết định rút quân khỏi Bougainville và đưa các nhà giám sát quốc tế vào, rồi cuối cùng đi đến thỏa thuận tự trị cho Bougainville.

Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 1990, chính phủ PNG lại chiếm đóng Bougainville và thủ lĩnh Francis Ona phản đối, tuyên bố thành lập chính phủ Bougainville độc lập. Cuộc giằng co ngày càng ác liệt hơn. Quân đội của chính phủ Bougainville được xây dựng từ thế lực các băng đảng tội phạm của quốc gia này do đó tình trạng cướp bóc, hãm hiếp, giết người diễn ra trên khắp cả Bougainville, đất nước mới có quyền lực yếu giờ đây còn bị chia thành nhiều phe phái. Tới năm 2000, những xung đột liên tục bằng vũ lực vẫn diễn ra, nội chiến không hề chấm dứt dù liên tục có khuyến nghị từ Uỷ ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Úc ước tính, trong suốt quá trình nội chiến, số lượng người chết tại Bougainville lên đến 20.000 người (mà có lẽ số lượng người bị dị tật không nhiều đến thế trong suốt lịch sử khai mỏ tại Bougainville). Ngày 17/5/2004, Ona lên ngôi vua và cai trị Bougainville, phản đối cuộc bầu cử của người dân Bbougainville để bầu ra chính phủ mới. Vậy là từ một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường đầy cảm hứng, Ona dần dần tiến đến trở thành vị vua quân phiệt và tham quyền.

Cuộc Cách mạng Dừa có ảnh hưởng rất lớn đến các phong trào dân chủ trên khắp thế giới. Hoạt động của tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace), thông qua hoạt động môi trường để can thiệp vào chính trị các nước và nuôi dưỡng các thế hệ người biểu tình, cũng được truyền cảm hứng từ cuộc Cách mạng này. Các cuộc phản đối tại Việt Nam như phản đối khai thác Bauxite lại Lâm Đồng, phản đối thay thế cây xanh tại Hà Nội, phản đối Formosa gây ô nhiễm tại biển miền Trung… do phe biểu tình Việt Nam tổ chức mà VOICE đứng đằng sau giật dây đều được truyền cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dừa này. Âu Mỹ cũng bất chấp những hệ lụy của cuộc Cách mạng Dừa, liên tục trao giải và tôn vinh bộ phim tài liệu “Cách mạng Dừa”. Chỉ bằng truyền thông, họ đã bóp méo một cuộc nội chiến thành một cuộc Cách mạng Dừa. Cho dù Âu Mỹ không thực sự nhúng tay vào cuộc nội chiến này nhưng cách Âu Mỹ làm truyền thông về cuộc nội chiến đã làm đổi trắng thay đen và biến một cuộc xung đột bạo lực thành một cuộc chiến đầy lý tưởng để đi tẩy não các nước khác còn chưa quy thuận Mỹ.

Nguồn: Loaphuong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *