Nhìn lại tháng năm lịch sử, hướng về ngày Giải phóng dân tộc 30/4/1975

Lịch sử đã dạy cho ta biết trân trọng những gì ta có được của ngày hôm nay là xương, là máu của những người đi trước. Về những cựu chiến binh, họ là những người lính cũng là người cha, người anh, người con, người em,… họ là những người gác lại tuổi thanh xuân của mình để hiến thân mình cho đất nước. Máu của họ nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc, chiến công của họ ghi lại trên những trang sử vàng của dân tộc.

Cho ai đó biết về chiến tranh

Chiến tranh tàn khốc, chúng ta đang sống ở thời bình làm sao hiểu được chiến tranh như thế nào. Chỉ qua những thước ảnh tư liệu, những bộ phim dựng lại nó cũng không thể lột tả được hết về sự thật của chiến tranh. Đừng ai muốn có chiến tranh, nó sẽ cướp đi tất cả những gì chúng ta yêu thương nhất, nó tước đi mạng sống của cả triệu người thậm chí cả tỷ người trên quả đất này.

 

Có một bộ phận khác, khác một cách hoàn toàn. Chúng quên đi cả lịch sử đất nước, chúng còn quay lưng lại với lịch sử và đất nước. Chúng nuôi tư tưởng cực đoan, tư tưởng phản động, sẵn sàng chà đạp lên chiến công và Tổ quốc. Chúng sẵn sàng xuyên tạc, bịa đặt dày xéo mảnh đất này, có những người sẵn sàng mời chiến tranh về đất nước này.

Những kẻ đang chống phá, xuyên tạc lịch sử, chúng lấy hình ảnh của người liệt sỹ để cười nhạo, chế giễu chẳng khác gì chúng chà đạp lên người cha, người ông của chúng. Liệu chúng có biết rằng, để chúng sống trong độc lập, tự do, phát triển như ngày nay hàng triệu người đã ngã xuống. Họ ngã xuống vì một mục đích cao cả là đất nước độc lập, tự do, thống nhất, lòng yêu nước của họ đã tô thắm lá cờ của Tổ quốc nhưng thật đáng buồn là nhiều người đã quên đi những chiến công đó.

Nhắc lại lịch sử không chỉ để học tập mà hướng tới tương lai mà trong đó ta phải biết ơn cả thế hệ đi trước. Và giờ, ta nhìn thấy một bộ phận giới trẻ ngày nay thay đổi quá nhiều, những bài học lịch sử dường như cũng chỉ là trò đùa trước mắt của chúng ư? Đến cả màu cờ của Tổ quốc chúng còn không biết ý nghĩa.

Chúng ta đang sống trên một dải đất hình chữ S, một dải đất vỏn vẹn ba trăm ngàn kilomet vuông đã từng gánh chịu 7 triệu tấn bom, xấp xỉ 640 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, vậy mà vẫn có những người đang khao khát được chiến tranh, được nhìn thấy đau thương trên đất nước này.

Những người cựu chiến binh kể về thanh xuân của họ – một thanh xuân chẳng mấy tươi sáng “Nhớ lại lúc hành quân ở Trường Sơn, tôi vẫn nhớ khoảnh khắc ấy, cả trung đội dừng lại khi nghe thấy máy bay Mỹ càn, 50 người đã hi sinh, họ chết ngay trước mắt tôi, lúc đó tôi chỉ khoảng 20 tuổi, trong số những người đó có người chỉ 16-17, tất cả giờ chỉ còn lại mảnh xác, nhớ lúc chôn cất họ tại tuyến đường đó, tôi phải câm nín lại không dám bật khóc, nén cái ký ức đấy để đánh giặc”.

43 năm kể từ ngày Giải phóng, những người lính Giải phóng giờ cũng chạc tuổi cha, tuổi ông tôi. Họ nói rằng: “Hòa bình là thứ tuyệt vời nhất mà chúng ta dành được”, có lẽ vậy vì họ đã trải qua quá nhiều cay đắng trong chiến tranh. Họ không muốn nhìn thấy đồng đội phải chết, đồng bào phải ly tán, trốn tránh bom đạn, họ không muốn nhìn thấy đất nước bị chia cắt. Chiến tranh đã chia cắt họ, như thể nó chia cắt thân thể của một người lành lặn.

Chúng ta đang nhìn thấy đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, không còn chiến tranh, loạn lạc, cũng chẳng còn chia cắt, ta đã dành được chủ quyền của mình, dành được độc lập, tự do, thống nhất. Hơn triệu người con anh dũng đã nằm xuống trên đất nước này, họ đã viết lên một trang sử vẻ vang của Việt Nam anh hùng. Những kẻ đang lầm đường lạc lối, tự mù lòa chính mình hãy nhìn lại, hướng về ngày Giải phóng, nhìn về những gì mà lịch sử dân tộc đã trải qua, những gì ông cha ta đã hy sinh để có được, hòa bình chẳng hề dễ dàng, hãy trân trọng và cùng bảo vệ đất nước mà mình đang đứng.

Hàn Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *