NGÀY HỘI BÁO TOÀN QUỐC LẠI NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

Sáng ngày 15/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự, phát biểu và đánh trống khai mạc Hội Báo toàn quốc 2019 tại Hà Nội. Đây là hoạt động giàu ý nghĩa văn hóa, giàu chất trí tuệ, làm sinh động, phong phú thêm đời sống báo chí của nước nhà. Hội báo là dịp biểu dương lực lượng báo chí cách mạng, tạo không khí thi đua giữa các nhà báo, các cơ quan báo chí.

         áº£nh 4

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại gian trưng bày Hội Nhà báo thành phố Hà Nội  (ảnh: Thanh Hải)

Tuy nhiên, cùng thời điểm này, liên quan đến hoạt động báo chí ở nước ta lại đang xuất hiện nhiều vấn đề nhức nhối, liên quan đến việc các báo thi nhau đưa những thông tin giật gân nhưng thiếu tính xác thực.

Một điểm trùng hợp của các vụ việc này, đó là thông qua nguồn tin không chính thống, chưa được xác thực được lan truyền trên các trang mạng xã hội, một vài nhà báo với trình độ “chuyên môn” của mình đã tranh thủ lượm nhặt thông tin trên mạng rồi cho ra lò thành phẩm của mình và cho đăng tải trên các trang báo điện tử được cấp phép đàng hoàng. Thế nhưng từ cái cách giật tít, câu view đã thấy phản cảm, chứ chưa nói đến chuyện nội dung trong đó là những thông tin một chiều chưa được xác thực, và đáng tiếc, đến khi được xác minh thì đó lại toàn là những thông tin sai sự thật.

Câu hỏi đặt ra, trách nhiệm của những nhà báo này đến đâu? Ngay khi vừa thấy hiện tượng, họ như thiêu thân lao vào cuộc chạy đua, đua xem ai đăng bài nhanh hơn, giật tít hay hơn, thu được nhiều mẩu tin giật gân hơn. Để rồi đi cùng với sự vội vàng, hấp tấp là sự cẩu thả, sai lầm. Hệ quả những luồng tin từ những trang báo mà nhiều người dân tin tưởng rằng là tin chính thống đã lan truyền nhanh chóng và rộng rãi, đã gây ra những hậu quả nặng nề cả về tinh thần lẫn vật chất của những nạn nhân bị họ lôi vào. Tất cả là do đâu? Do những thông tin bịa đặt và sự “tiếp tay” dù vô tình hay cố ý từ các bài báo cẩu thả. Giả sử ngày mai, chúng ta nhận tin một ai đó không chịu nổi giữa dư luận dẫn đến những hành động dại dột, liệu chúng ta có chút hối hận? Chúng ta có nhớ những phút hả hê share, like, bới móc và chửi bới các nhân vật khi còn chưa rõ họ là nhân vật phản diện, hay chính họ mới là nạn nhân?

Rồi đến vụ giật tít “Đội trưởng Cảnh sát Hình sự huyện Chợ Mới ăn nhậu với trùm đỏ, đen”!!!??? Vẫn biết việc “soi” cơ quan chức năng là một đề tài luôn hot của các trang báo mạng, thế nhưng cũng phải có thông tin xác thực rõ ràng. Giật tít lên, để rồi đến khi người có thẩm quyền lên tiếng minh oan, làm rõ sự việc thì chủ nhân các bài báo trước đó tự nhiên lại lặn đi đâu mất. Để rồi đến lúc bị đưa ra xử lý thì lại kêu là nghiêm khắc, “đàn áp”. Các vị đã tự vấn rằng trách nhiệm, lương tâm của mình khi tạo ra những sản phẩm sai lệch đến đâu? Sai rồi thì phải dám nhận và dám sửa chứ. Sao chỉ im ỉm, lặng lẽ gỡ bài, rồi lặn mất tăm.

Có thể mới thấy những nhiệm vụ mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho các ban, bộ, ngành có liên quan trong Ngày hội báo 2019 là không hề thừa chút nào: thứ nhất, cần chú trọng tuyên truyền về mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Không để tình trạng báo chí giật tít giật gân, kích động, nhất là làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của đất nước; thứ hai, tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, mạng xã hội… Chủ động đấu tranh phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thứ ba, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có phẩm chất chính trị vững vàng, có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đồng thời nhanh chóng tiếp cận với công nghệ truyền thông mới, phương pháp làm báo mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *