Từ Ukraina đến Hong Kong và hành động của chúng ta.

Năm 2014, Ukraina diễn ra cuộc biểu tình lật đổ chính quyền, hay người ta thường gọi là “biểu tình nhân phẩm thân phương Tây” hay vắn tắt hơn: Maidan.

Với nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện hạt nhân và nông nghiệp được “buff” từ thời Liên Xô, Ukraina từng được hứa hẹn sẽ trở thành quốc gia công nghiệp mới, sánh ngang với Brazil, Indonesia, Ấn Độ…

Ukraina có vị thế cực kỳ đẹp, nếu chế ngự được Ukraina, EU và Mỹ có thể thọc sâu vào yết hầu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đặt căn cứ ở Ukraina, các tiêm kích chỉ mất 2 giờ để hướng đến Thổ Nhĩ Kỹ, Bắc Phi hay hơn 3 giờ để tiến đến Trung Đông. Ukraina là quốc gia duy nhất có thể có vị thế địa lý ngang với Việt Nam. Sở hữu được Ukraina và bán đảo Crimeria không khác gì sở hữu Cam Ranh của Việt Nam. Với Crimeria, bất cứ hải quân của quốc gia nào cũng có thể nắm cả Biển Đen, Địa Trung Hải trong tay. Giới chính trị Mỹ nói rằng, Ukraina là quân bài “gần như phải có” để có thể bao vây EU, ngăn chặn EU có thể liên kết với Nga.

Năm 2013, GDP Ukraina đạt đỉnh với gần 190 tỷ USD, cùng năm đó, Việt Nam đạt con số 170 tỷ USD. Theo World Bank từng dự báo, Ukraina có thể đạt 250 tỷ đến 300 tỷ USD nếu vẫn giữ được đà phát triển, thậm chí nếu tận dụng tốt vị trí và nền tảng sản xuất vững chắc, nằm gần những cường quốc, Ukraina hoàn toàn có thể bứt lên trở thành một trong những quốc gia tiệm cận G20.

Nhưng đời có bấy lâu, năm 2015, sau Maidan 2014, Ukraina đã giảm 1 nửa GDP, mức giảm trầm trọng nhất trong lịch sử một quốc gia châu Âu, từ một quốc gia giàu có hơn, có nền tảng sản xuất bậc nhất Đông Âu. Trở thành quốc gia nghèo nhất châu Âu. Năm 2018, GDP của Ukraina chỉ khoảng 110 tỷ USD, trong cùng năm, Việt Nam đã có GDP gấp 2,5 lần Ukraina. Nếu tính GDP bình quân đầu người, Việt Nam đã tiệm cận và có thể vượt Ukraina trong năm 2020, nhưng đáng chú ý rằng dân số Ukraina chưa bằng 1 nửa Việt Nam.

Đầu năm 2019, diễn viên hài Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống Ukraina, trở thành trò cười chính trị nhất châu Âu. Trong một chương trình bình luận trên Reuters, Ukraina đã trở thành “trò hề chính trị”.

Thân phương Tây, biểu tình hướng về phương Tây không khiến Ukraina gia nhập được EU hay Nato. Hơn ¾ các thành viên 2 tổ chức này không đồng ý đưa Ukraina vào tổ chức. Ukraina trở nên lạc hướng trầm trọng, Nga quay lưng, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Đông và Nam Âu quay lưng và luôn nghi ngờ Ukraina. Miền Đông Ukraina đã thành lập 2 nước cộng hòa tự xưng.

Kinh tế sụp đổ không thể phục hồi, lãnh thổ bị chia cắt, chính trị rối ren, vị thế sụp đổ, Ukraina bây giờ chỉ nên tự trách mình.

Ở Ukraina có Maidan thì Hongkong có “cách mạng ô dù” hay “cách mạng chống đại lục”. Đại lục ở đây là Trung Quốc, một danh xưng vốn được Đài Loan, Hongkong, Macau nói về Trung Quốc.

Hongkong là vùng lãnh thổ phát triển, GDP đầu người của Hongkong lọt top những vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới. Năm 1997, Hongkong được “trao trả cho Trung Quốc” với chính sách “một quốc gia hai chế độ” trong 50 năm.

Trước năm 2010, Trung Quốc cần Hongkong. Trung Quốc cần một cửa ngõ để xuất khẩu hàng hóa khi chưa có bất cứ một cảng nào của Trung Quốc có vị thế, kỹ thuật và chính sách tốt như Hongkong. Những ngày ấy, giới lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng họ cần Hongkong hơn là Đài Loan, có được Hongkong, Trung Quốc sẽ có cửa ngõ phát triển vùng Nam Trung Quốc, áp chế lên Biển Đông và ASEAN. Sau đó họ mới tính đến Đài Loan, dễ hiểu vì sao các vấn đề liên quan đến Hongkong, Trung Quốc đều có những tuyên bố rất đanh thép.

Nhưng bây giờ, Hongkong đã không còn những điều có thể khiến Trung Quốc nhượng bộ, bên cạnh Hongkong đã có Thẩm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn. Hongkong đã không còn là nơi có thể áp đặt yêu sách được với Đại lục. Những người trung tuổi và những người già của Hongkong, họ hiểu rằng bản chất máu mủ người Hongkong là thuộc Trung Hoa. Người Hongkong da vàng chứ không da trắng và rằng Hongkong đã đi lạc quá lâu và giờ đã đến lúc thuộc về Trung Hoa.

Nhưng những người trẻ Hongkong thì nghĩ khác. Họ trưng cờ Mỹ, cờ Anh và thậm chí cả cờ… Úc. Họ nói rằng Hongkong đủ phát triển, đủ văn minh, đủ tự do. Hongkong dân chủ và có chính thể riêng, không thuộc về “rừng cộng sản” Trung Hoa. Họ xứng đáng thuộc về khối Liên Hiệp Anh thay vì một phần của Trung Hoa.

Mình không bàn cụ thể về điều này, vì quan điểm của 2 phía có lý của họ.

Mình nghĩ đến Việt Nam.

Giới trẻ Ukraina và Hongkong có quan điểm khá giống nhau: thân phương Tây.

Giới trẻ ở phía Tây Ukraina đã từng quật mộ các chiến sĩ Hồng Quân, đập tượng Lenin, hắt nước và tạt axit lỏng vào những người cựu binh già Ukraina nhân ngày Ukraina được giải phóng khỏi phát xíu. Họ đã phá những phần mộ ở nghĩa trang Quốc gia, họ tẩy mọi thứ liên quan đến cuộc chiến vĩ đại của những người cộng sản thế kỷ trước. Những người trẻ này nghĩ rằng không cần Hồng Quân, họ có thể được phe Đồng Minh giải phóng. Họ cho rằng lịch sử Ukraina là một chuỗi những sai lầm nối tiếp những sai lầm.

Giới trẻ Đài Loan quên rằng, 2 người có ảnh hưởng nhất Đài Loan, có công tạo dựng Đài Loan là Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch đều là người Đại lục, thậm chí có người còn chưa từng bước sang Đài Loan. Giới trẻ Hongkong có quan điểm rõ ràng, họ được Anh “khai hóa” và họ xứng đáng trở thành thành viên của khối liên hiệp Anh. “Tất cả của Hongkong thuộc về nữ hoàng Anh” – một người trẻ trong biểu tình trả lời phỏng vấn BBC.

Mình nhớ đến biểu tình tháng 6/2018 chống “luật đặc khu”. Một bộ phận giới trẻ Việt Nam bày cờ Mỹ, cờ Anh, cờ Úc (?) và nêu cao khẩu hiệu “chống Tàu cộng” thậm chí trở thành “chống cộng sản” và “bán nước cho Tàu”.

Giới marketing chắc hiểu điều này, đi tham gia event phải có logo của nhà tài trợ.

Sao dân xứ mình lạ lùng thế nhỉ?

Đi biểu tình chống Trung Quốc thì đốt cờ Singapore, cờ Đài Loan, đập luôn cả công ty Nhật, công ty Hàn, công ty Mỹ. Biểu tình chồng luật đặc khu lại không ở đặc khu. Biểu tình tưởng nhớ 1979 thì lại ở Bờ Hồ? Luật an ninh mạng lại đi cosplay Wonder Woman và Spiderman? Biểu tình kiểu gì mà đập luôn cả sở cứu hỏa rồi mấy ngày sau lại gọi cứu hỏa?

Dân trí thế này thì đấu tranh gì được.

Một số bạn trẻ Việt Nam đã có tư tưởng “xét lại lịch sử”.

Họ nói rằng, Sài Gòn những năm 60 giàu có lắm, Sài Gòn đẹp lắm. Nhưng họ quên rằng ngoài 4km2 nội thành Sài Gòn bấy giờ, người dân miền Nam đã cực khổ như thế nào. Họ quên rằng ngoài Sài Gòn, miền Nam còn Bến Tre, Cà Mau, Tây Ninh, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ… Họ sống cho riêng mình chứ không sống cho những người khác.

Họ nói rằng Sài Gòn không cần giải phóng, nhưng Việt Nam cần giải phóng. Chính phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ từng nói: “Việt Nam thống nhất là điều cần phải làm. Phe các anh em miền Bắc đã làm được. Điều đó phải là một niềm vui. Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà cần phục quốc”.

Họ nói rằng hàng triệu thanh niên Nam Bắc đã chết vì tư tưởng độc lập tự do là sai lầm. Nhưng họ sẽ không bao giờ hiểu được người Triều Tiên đã và sẽ không bao giờ được trở lại thành một khối thống nhất. Mới đây, hình ảnh tổng thống Trump bước sang Triều Tiên mà không hề có mặt chính quyền Hàn Quốc. Nhiều bình luận trên Fox đã cho rằng không hiểu chính quyền Hàn Quốc đi đâu mà để cho tổng thống của một quốc gia ở bên thứ ba đi lại tự do và quyết định vận nước của họ như vậy. Hay đúng hơn, họ không có quyền quyết định cho số phận dân tộc mình.

Trong phim Đại dịch Cúm của Hàn Quốc, tướng Mỹ có quyền điều phi cơ, máy bay, tên lửa trên đất Hàn Quốc. Tướng Mỹ có thể huy động phương tiện quân sự để giết chính người dân Hàn Quốc.

Thái Lan đã mất 40% lãnh thổ để đổi lại hòa bình và họ cũng đã có hơn 60 năm phát triển. Nhưng giờ thì họ đang bị “mắt kẹt” và đang bị Việt Nam hà hơi thổi đèn sau đít.

Nhiều người Việt nói rằng người Thái chế biến bún, phở, mắm Việt Nam khô đi xuất khẩu và chỉ trích điều đó, họ cho rằng Việt Nam quá chậm chân. Họ không biết rằng chính người Việt đã khơi ra cuộc chiến tranh “đồ khô thương mai”. Chính doanh nghiệp Việt còn khôn hơn khi biến lẩu Thái thành món bình dân Việt Nam, người Việt đã đóng lẩu thái, pad Thái, tomyum thành món khô đóng gói cách đây cả chục năm được xuất khẩu đi rất nhiều nước rồi và người Thái rất cay cú điều này. Những gói mì lẩu thái, tomyum, hủ tiếu Nam Vang, pad Thái… đã có mặt trên kệ tạp hóa Việt Nam gần 15 năm nay rồi.

Nhiều bạn trẻ quên rằng Việt Nam là bài học cho hầu hết các quốc gia Trung Đông, châu Phi, thậm chí cả Israel và Palestin đều đưa “tấm gương Việt Nam” vào trở thành bài học giữ đất nước và Tổ quốc.

Cách đây không lâu, người Việt trầm trồ thán phục khi các giáo sư Nhật Bản ngửi mùi nước sông Tô Lịch trong một thí nghiệm nhằm bán máy lọc nước sông Tô Lịch cho Việt Nam. Nhưng họ có thể chửi ngay những giáo sư lịch sử Việt Nam ngửi mùi đất khi khảo cổ ở thành nhà Hồ là “làm màu”.

Người trẻ Việt cần có cái nhìn tích cực hơn về Việt Nam. Việt Nam không nhỏ như những gì giới trẻ Việt hay nghĩ.

Một trong những câu trích dẫn thú vị nhất trong bộ phim “Về nhà đi con” đó là: “Tao ghét nhất là mấy thằng đi Tây rồi rồi về giở giọng kỳ thị dân tộc”.

Bài học Ukraina, Hongkong đang còn đó, người Việt sẽ định vị như thế nào?

Có thể chúng ta sẽ không thấy được viễn cảnh Việt Nam hóa rồng, hoặc Việt Nam cũng có thể ngủ yên mãi mãi như câu đùa vui: “Việt Nam là một con rồng đang ngủ yên, nếu chúng ta gọi nó dậy, nó sẽ chửi dmm rồi ngủ tiếp”.

Người Việt nhỏ bé trước cuộc đời bao nhiêu thì Việt Nam nhỏ bé trước vũ đài thế giới như vậy.

90 triệu giấc mơ nhỏ sẽ làm lên một giấc mơ lớn.

Chúng ta chọn ngủ yên hay thức dậy.

Nguồn: Vietnam Projects Construction

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *