CẢNH GIÁC VỚI CÁC CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO QUA MẠNG

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng xã hội diễn biến khá phức tạp. Các chiêu thức lừa đảo tuy không mới, tuy nhiên do cả tin, kém hiểu biếtnên đã bị các đối tượng lừa đảo một số tiền lớn.

Sau đây là một số phương thức thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay:

1. Giả danh công an, cán bộ tòa án để dọa dẫm, bắt người bị hại chuyển tiền vào tài khoản.

clip_image002

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại, nhắn tin qua Zalo, tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, thông báo cho người bị hại là họ đang liên quan đến các vụ án, chuyên án của cơ quan Công an đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia,.. và đã có lệnh bắt, yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong tài khoản ngân hàng. Các đối tượng yêu cầu người bị hại luôn phải nghe điện thoại, liên tục nói chuyện và không được kể cho người khác là đang làm việc với cơ quan pháp luật.

Sau đó, các đối tượng dùng những lời lẽ đe dọa về việc người bị hại sẽ bị bắt tạm giam để điều tra, yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.

2. Hack tài khoản facebook, chiếm mật khẩu, quyền sử dụng rồi nhắn tin cho người thân, bạn bè chủ tài khoản để mượn tiền.

clip_image004

Đối tượng gửi cho người dùng mạng xã hội facebook, zalo một đường link bất kỳ, khi chủ tài khoản nhấp chuột vào sẽ chuyển đến giao diện gần giống trang web đăng nhập của facebook, khi đăng nhập lại sẽ bị đối tượng lấy mật khẩu và tài khoản. Sau đó, đối tượng sẽ nhắn tin cho người thân, bạn bè chủ tài khoản để mượn tiền. Bị hại tưởng người thân của mình đang gặp khó khăn đã nạp tiền và bị đối tượng chiếm đoạt.

Đối với số tiền chiếm đoạt được, các đối tượng thường sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại các máy ATM ở nước ngoài, sử dụng dịch vụ internet Banking, SMS Banking, mobile Banking để chuyển tiền vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau hoặc chuyển tiền vào các ứng dụng game, trang web đánh bạc trực tuyến có các máy chủ đặt tại nước ngoài, thực hiện các giao dịch mua bán tiền ảo, mua thẻ game, thông qua các đại lý nhận thanh toán tiền ảo, sau đó quy đổi ra tiền mặt để rửa tiền và chiếm đoạt, nhằm tránh sự phát hiện, truy xét của cơ quan Công an.

3. Thông qua các ứng dụng lừa đảo:

clip_image006

Các đối tượng xây dựng các ứng dụng trên mạng xã hội để lừa đảo, khi người dùng đăng nhập vào ứng dụng, sẽ buộc phải cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu truy cập.

Sau khi nạn nhân gặp phải các ứng dụng lừa đảo, các thông tin cá nhân sẽ bị đánh cắp, bao gồm những thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, hình ảnh cá nhân,.. và có thể bị chiếm luôn tài khoản mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo khác.

4. Giả mạo bán hàng qua mạng:

clip_image008

Đổi tượng lừa đảo thành lập các trang page bán hàng online trên mạng xã hội, các trang bán hàng này đều đưa ra những chiêu bài bán hàng với giá cả hết sức hấp dẫn, yêu cầu khách hàng mua hàng phải ứng trước một khoản tiền trước khi giao hàng.

Những khách hàng nhẹ dạ, cả tin đã chuyển tiền cho các đối tượng. Ngay sau khi nhận được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn tài khoản và người bị hại không thể nào liên lạc hoặc lấy lại tiền.

Ngoài ra còn rất nhiều chiêu trò khác mà các đối tượng lừa đảo sử dụng. Nếu người dân không tỉnh táo sẽ bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Cách thức phòng tránh

Để tránh vấp phải các đối tượng lừa đảo, khuyến cáo người dân chủ động nâng cao nhận thức của bản thân và gia đình. Tuyệt đối không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Đặc biệt, không đứng tên, chuyển giao tài khoản, nhận tiền giúp bất cứ đối tượng nào.

Cùng với đó, việc đặt mật khẩu tài khoản mạng xã hội, thẻ ATM, tài khoản ngân hàng cần tránh sử dụng các thông tin cá nhân như ngày sinh nhật, họ tên… bởi các tội phạm thường nghiên cứu rất kỹ những thông tin trên của người dùng và hack mật khẩu. Hoặc sử dụng các hình ảnh của người dùng để lập một tài khoản tương tự. Cẩn trọng khi chia sẻ những thông tin cá nhân và hình ảnh của mình trên mạng xã hội. Người sử dụng mạng Internet, mạng viễn thông cần hết sức chú ý khi làm quen, kết bạn trên mạng cũng như các hoạt động chuyển tiền, tránh trở thành con mồi cho các đối tượng lừa đảo.

Không nên kích hoạt vào đường link, trang wed lạ, tránh bị virus tấn công, lấy cắp mật khẩu và tài khoản; nhớ các câu hỏi bí mật, bảo mật thông tin cá nhân khi lập email, tài khoản MXH; cần hết sức cảnh giác với những lời mời, tin nhắn, thông báo trúng thưởng…..

Nếu gặp trường hợp nghi vấn lừa đảo, người dân cần tìm cách ghi lại thông tin của các đối tượng như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng…và thông báo, cung cấp thông tin ngay cho cơ quan công an để điều tra, làm rõ. Luôn cảnh giác, chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp căn bản nhất để đối phó với các loại tội phạm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *