GS Toán học Nguyễn Tiến Dũng, “nước hoa Channel hay mắm tôm nồng nàn”?

Là một nhà toán học nhận nhiều đãi ngộ của Nhà nước Việt Nam trước đây và sau này là ở trời Tây, nhẽ ra ông Dũng nên tạo ra nhiều đóng góp thiết thực hơn cho Việt Nam, như thường xuyên về nước giảng bài, tổ chức hội thảo chuyên ngành và tài trợ học bổng cho sinh viên, hay thậm chí là hồi hương như nhiều nhà khoa học Việt Kiều khác. Thế nhưng cách làm của ông này, hoàn toàn không xứng với vị thế của một nhà khoa học lớn mà ông ta vẫn hay tự hào.

Giáo sư Võ Văn Tới (Việt kiều Mỹ), người đi tiên phong khai mở lĩnh vực công nghệ y sinh cho Việt Nam, trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trường hợp hồi hương thành công. Ông là người ít nói nhưng làm nhiều, mặc dù xuất thân từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa

Có thể coi đó là hành động “đánh dưới thắt lưng kẻ khác” mà những nhà khoa học chân chính có lẽ không bao giờ làm. Khi phân tích, mổ xẻ để tìm sai sót trong bài báo công bố quốc tế của ông Nhạ, ông Dũng đã cố tình lập lờ, cắt xén, đạo diễn thông tin theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người” để dẫn dắt dư luận, khiến họ lầm tưởng ông Nhạ đã mắc phải lỗi không thể tha thứ, để rồi cùng hùa vào công kích, ném gạch, đòi ông phải từ chức vì việc mà ông không làm.

Thử so sánh, cũng bàn về chủ đề đạo văn, nhưng một nhà toán học nổi tiếng khác của Việt Nam là giáo sư Vũ Hà Văn (con trai nhà thơ quân đội Vũ Quần Phương) – hiện đang công tác tại Đại học Yale danh tiếng, lại có những chia sẻ khách quan, tinh tế, mang tính chất xây dựng, không hề cực đoan và hướng tới công kích cá nhân trên Facebook. Cách hành xử của một nhà khoa học lớn, có tâm và tầm là như vậy, hoàn toàn trái ngược với hành vi của kẻ tiểu nhân.

Status mang tính xây dựng của giáo sư Vũ Hà Văn

Với cung cách lập lờ, cắt xén thông tin để đánh lừa hàng vạn độc giả, liệu những phát biểu và tuyên bố khác của ông Dũng trên Facebook có đáng tin cậy? Có bao nhiêu phần trăm là sự thật khi ông này lu loa lên rằng bị tin tặc tấn công máy tính, tài khoản Face Book cá nhân bị hack, Tổng cục 5 cho người sang tận Pháp để điều tra, và thân nhân của ông ta ở Việt Nam đang bị đe dọa?

Chưa kể, Facebook của ông này bỗng đột nhiên biến mất trong một vài ngày có thật sự là do tin tặc đánh phá hay cũng nằm trong toan tính, nhằm gây sự chú ý và bôi xấu nhà nước Việt Nam? Bởi tin tặc, nhất là các hacker nhà nước, còn phải lo đối phó với các nguy cơ ở tầm quốc tế (như mã độc ăn cắp thông tin tình báo, gián điệp, an ninh kinh tế quốc phòng), đâu có ai rảnh rỗi để ngồi tấn công máy tính cá nhân của ông – mà như ông tự nhận chỉ chứa toàn phim sex. Nghe đâu ông Dũng còn là chuyên gia công nghệ thông tin, từng viết phần mềm và tư vấn cho các công ty, tổ chức tài chính, chẳng nhẽ ông lại không biết tự phòng vệ, dù chỉ ở mức căn bản trước các hành động xâm nhập? Hay đây chỉ là thủ đoạn tung hỏa mù của ông? Quả là mâu thuẫn và nực cười làm sao.

Tin tặc nào tấn công ông Dũng?

Hạ bệ ông Nhạ không xong, trước nguy cơ bị quên lãng, ông Dũng lại quay mũi dùi sang công kích những cá nhân khác, đó là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến người có khá nhiều công bố quốc tế chất lượng trong lĩnh vực Y khoa; hay GS. TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng liên ngành Lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học Việt Nam (lĩnh vực thuộc khoa học xã hội). Hơn ai hết, chắc chắn ông Dũng phải hiểu rõ mỗi ngành khoa học đều mang tính đặc thù, không phải lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng những tiêu chuẩn giống như toán học của ông, cho nên là người ngoại đạo, ông không nên phán xét mà hãy để những nhà chuyên môn thực sự làm việc đó.

Ông Dũng đã đành nhưng kẻ cơ hội Osin Huy Đức làm gì có tư cách khoa học để mà phán xét bà Nguyễn Thị Kim Tiến

Học giả thực thụ thường là những người cực kỳ bận rộn, nhưng ông Dũng mang tiếng là giáo sư đầu ngành, lại suốt ngày lang thang trên cõi mạng, bàn luận, xỉa xói và rao giảng về mọi vấn đề trên đời, từ thiên văn, địa lý, bói toán cho tới những thứ trừu tượng triết học như lý trí quỷ – người, hay 50 sắc thái (một bộ phim cấm trẻ em), thậm chí cả những vần thơ con cóc. Đối với ông này, dường như chỉ cần một vài tiếng không đăng status Facebook hoặc viết blog là ông ta không tài nào chịu nổi – một biểu hiện của chứng nghiện mạng xã hội, lâu dần dễ dẫn tới tự kỷ ám thị và nặng hơn là tâm thần.

Ông Dũng đang nói về ai?

 

Thứ nữa, mặc dù luôn rêu rao việc tố cáo ông Nhạ là để góp phần làm trong sạch hóa nền giáo dục và nghiên cứu khoa học nước nhà, nhưng thực ra ông Dũng lại có mục đích riêng, khi tranh thủ quảng bá cho dự án sách giáo dục Spunik mà ông ta đầu tư rất nhiều tiền bạc. Dù ông này luôn chối đây đẩy, lên Facebook phân bua rằng: nếu muốn kiếm tiền thì tôi thà đi làm bồi bàn, lau rọn, rửa chén, … song đâu phải ai cũng ngây thơ như ông tưởng. Các quốc gia phương Tây thường có rất nhiều nguồn quỹ và ưu tiên tài trợ cho các dự án giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, chống nạn bạo hành hay bất bình đẳng giới, … cho nên nếu như tên tuổi của ông Dũng cùng dự án Spunik trở nên nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết tới, thì việc gây quỹ, kêu gọi tài trợ của ông ta sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn – chả nhẽ lại không vinh quang hơn nghề bồi bàn, rửa chén?

Xin lỗi, anh chỉ là thằng bán sách như đương sự tự nhận

Ngoài miệng luôn nói không cần tiền, coi trọng danh dự và nhân phẩm khoa học hơn tiền bạc, nhưng đã không ít lần ông Dũng tâm sự trên mạng xã hội về những áp lực của cuộc sống cơm áo gạo tiền và đủ thứ thuế phí. Chính vì thế, khi nhận được lời mời về nước cống hiến, làm việc toàn thời gian, ông này đã từng thẳng thừng từ chối, vì những đòi hỏi quá cao về lương thưởng, nhà ở, bảo hiểm y tế và trường học cho con cái của ông đã không được đáp ứng. Được biết, lương công chức tại Pháp, ngay cả ngạch cấp cao như chức vụ giáo sư của ông Dũng vốn cũng không mấy dư giả, cho nên ông ta phải tìm cách xoay xở để kiếm tiền. Mới đây thôi, ngay trong năm 2017, ông Dũng đã nhận lời mời của Trung Quốc sang giảng dạy và làm nghiên cứu ở Đại học Phục Đán (Thượng Hải) một thời gian vì nơi này trả rất hậu hĩnh (hơn 10.000 USD/tháng sau thuế). Chưa hết, ông này luôn tự hào rằng nhờ công sức của ông ta mà Trung Quốc (cụ thể là Tập Cận Bình) có thêm mấy bài báo khoa học được xuất bản – liệu có phải là chứng vĩ cuồng?

Ông Dũng trả lời phóng viên báo Pháp luật TP. HCM về dự định làm việc tại Việt Nam

 

Nhờ anh mà Tập Cận Bình có thêm mấy bài báo khoa học được xuất bản, chỉ cần trả cho anh mỗi tháng hơn 10.000 USD (sau khi trừ thuế). Phải chi ông Nhạ học tập thì đã không bị đánh te tua.

Sau cùng, xin được trích lời Cô Nguyễn Kiều Dung – một nhà nghiên cứu kinh tế và triết học tự do, khi ví những kẻ có học hàm học vị, nhưng nhỏ mọn tiểu xảo như ông Nguyễn Tiến Dũng là các trọc phú về nông thôn mắng chửi lũ trẻ con nhà quê: sao chúng mày ăn ở bẩn thế, mà các trọc phú cũng quên mất mình cũng từng ở nông thôn mà ra.

Trong đội ngũ giáo sư Việt kiều hay lượn về VN tích cực hoạt động có đầy đủ cả Chí Phèo, Bá Kiến, Lý Cường, Lý Thông, Đạo Chích. Trong đám ấy, có cả những người nhận học bổng nhà nước đi du học đông Âu xong rồi trốn ở lại cả vợ lẫn chồng. Ngày ra đi, không có văn bản nào cam kết bắt họ phải về phục vụ quê hương. Thế rồi một ngày, họ trở về làng Vũ đại, oai hơn chút vì đã có mác giáo sư tiến sỹ dắt lưng. Nhưng cách hành xử thì vẫn hiện nguyên hình Chí Phèo, Bá Kiến, Lý Cường, Lý thông, Đạo Chích … Có lẽ cái gen làng Vũ đại là gen trội. Đi khắp 4 phương trời vẫn hiện ra lồ lộ, không lẫn vào đâu được: thay vì hương nước hoa Channel là hương mắm tôm nồng nàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *