Trần Huy Quang – gần 30 năm với “Linh nghiệm”: Cái tát với những kẻ đào ngũ

 

 

Mấy hôm trước xung quanh tên một tập thơ được hội nhà văn Việt Nam cho Hội Cựu Thanh niên xung phong và các thư viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7) vào chiều 21/7, tại thành phố Vinh (Nghệ An). Với một góc nhìn có phần đàm phiếm luận, Mõ đã biên bài: * Góc soi mói: Thánh ca hay tráng ca? với mục đích để nhận diện và dùng đúng từ ngữ đối với sự kiện Truông Bồn (Nghệ An) mà tới đây sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm (31/10/1968 – 31/10/2018).

Và thật ngẫu nhiên và khá bất ngờ khi tác giả cuốn sách đó không ai khác là nhà văn Trần Huy Quang và tác phẩm được giới thiệu và tặng đó là “Thánh ca Truông Bồn”. Cũng xin nói luôn đây chỉ là 1 trong rất nhiều tập thơ và tiểu thuyết, truyện ngắn của nhà văn tài năng này.

Về nhà văn Trần Huy Quang có thể vắn tắt mấy dòng như sau: Sinh năm: 1943 tại Quỳnh Lưu – Nghệ An. Ông từng được biết đến với các Bút danh: Hoa Cỏ, Nhật Linh. Và trong sự nghiệp văn chương khá đồ sộ của mình, Trần Huy Quang đã từng được 2 giải thưởng văn học lớn, đó là Giải thưởng của Hội Nhà báo Việt Nam (ký “Lời khai của bị can” – 1987) và tặng thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam (tiểu thuyết “Những cô gái Đồng Lộc” – 1998).

Trần Huy Quang (Trái) – ảnh: Hồ Thuý Văn.

 

Tuy nhiên, có một thực tế mà rất nhiều người yêu văn học nhớ tới Huy Quang lại không phải bởi những tác phẩm được vinh danh đó mà bởi tiểu thuyết “Linh nghiệm”. Tác phẩm bị cấm lưu hành tại Việt Nam bởi những nội dung xuyên tạc về hành trình đi tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Nhắc tới tác phẩm được đăng tải ngày 4/7/1992 trên báo Văn Nghệ và sau đó bị thu hồi tất cả các ấn phẩm trên toàn quốc này thì ngay lập tức sẽ khiến chúng ta nghĩ tới nhà văn Nguyên Ngọc. Bởi chính ông chứ không phải ai khác, trên cương vị Tổng biên tập báo Văn nghệ đã sử dụng quyền năng của mình để đăng tải một tác phẩm có nội dung “phản động”, xuyên tạc và bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh. Và với “Linh nghiệm” cả Trần Huy Quang và Nguyên Ngọc đã trở thành những kẻ lạc loài ngay trong chính hội nhà văn Việt Nam.

Sau này, chính dưới sức ép của dư luận, nhà văn Nguyên Ngọc cũng vì bất mãn và ăn thua đã rẽ ngang. Ông cũng là người đứng ra sáng lập tổ chức mang tên “Văn đoàn độc lập” với mục tiêu đối lập với hội nhà văn và tập hợp đám văn nghệ sỹ thối và bất đắc chí của nước nhà. Và hiện nay, mỗi khi nhắc đến “Linh nghiệm” với não trạng chống đối có thừa và sự bất mãn đã ăn vào máu tuỷ của mình thì Nguyên Ngọc vẫn so ánh và nói rằng: Sự ra đời của Linh nghiệm như như một tiếng sét nổ giữa trời quang mây tạnh … mà chính ông ta không biết rằng, nhưng “Thiên đường mù”, “Bên bờ ảo vọng” của Dương Thu Hương sau này mới có sức vang lớn hơn nhưng vẫn bị lên án kịch liệt và bị xã hội tẩy chay.

Quay lại với nhà văn Trần Huy Quang. Nhà văn này đã bị làm xấu chính mình bằng “Linh nghiệm” và cũng vì nó khiến ông phải khốn đốn với những bản án kỷ luật nghiêm khắc nhưng cần thiết của Hội nhà văn.

Song, ít ai có thể ngờ được, không vì chuyện đó, vì án kỷ luật và tiếng đời dành cho mình mà Nhà văn quê xứ Nghệ này lại li khai với Hội Nhà văn như cái cách mà Nguyên Ngọc và nhiều bậc tiền bối khác đã làm khi bất mãn và gặp chuyện gì đó không hài lòng.

Ông vẫn ở lại Hội nhà văn và vẫn sống và chấp nhận những điều tiếng quanh mình. Nhưng cái ít ai có thể ngờ hơn nữa là Trần Huy Quang dám đối diện với sự thật và dám thay đổi chính mình. Và càng mừng hơn, sau những gì xảy đến với “Linh nghiệm”, không giống với Nguyên Ngọc, Trần Huy Quang vẫn có được những tác phẩm hay. Việc được Hội nhà văn Việt Nam vinh danh với tiểu thuyết ““Những cô gái Đồng Lộc” – 1998 cho thấy rất rõ tính đúng đắn và sự lựa chọn của nhà văn này.

Dẫn ra những điều vừa nói và với sự xuất hiện của Trần Huy Quang trong buổi tặng sách của Hội nhà văn Việt Nam vừa qua càng cho thấy: Sự thay đổi của tác giả “Linh nghiệm” là dài hơi và thực chất. Đó không phải là sự “chuyển màu” để được yên thân, phì gia và có cơ hội ở lại Hội nhà văn để mưu sinh, kiếm sống như ai đó đang nói và sẽ nói. Đó cũng là minh chứng hùng hồn cho sự li khai tuyệt đối của Trần Huy Quang với “Linh nghiệm” và càng đáng mừng hơn khi ai đó nhắc đến “Linh nghiệm” thì ngay lập tức ông đổi chủ đề sang vấn đề khác.

Và cao hơn cả, sự thay đổi của Trần Huy Quang thực sự là cái tát cảnh tỉnh đối với những kẻ như Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc hay bất cứ văn sỹ thoát li nào đó…

Nguồn Mõ Làng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *