Nguyễn Đình Ngọc – Ngựa quen đường cũ

Ngày 18 tháng 01 năm 2018, sau khi mãn hạn tù được hơn một tuần Blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Châu Á Tự Do với nội dung “kể chuyện đi tù”. Theo Đài Châu Á Tự Do, đây là cuộc nói chuyện kể lại một số điểm đáng chú ý trong thời gian phải thụ án tù mà Nguyễn Đình Ngọc cho là oan ức.

Mở đầu cuộc nói chuyện Nguyễn Đình Ngọc đã vênh vác cho rằng: “Tôi luôn chọn đứng về công lý và sự thật để bênh vực cho người dân oan, tù oan, cũng như cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết các bất công trong xã hội và ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, Đảng Cộng sản Việt Nam nên cám ơn tôi thay vì bỏ tù tôi”. Vậy, để minh chứng cho những lời lẽ trên là đúng hay sai và “tim đen” của buổi nói chuyện này là gì?, chúng ta cùng tìm hiểu về Nguyễn Đình Ngọc và những vi phạm của gã.

1. Người dân cả nước, nhất là người dân Thành phố Hồ Chí Minh chẳng lạ gì Nguyễn Đình Ngọc, gã sinh năm 1966 tại Phan Thiết, Bình Thuận; trú quán tại Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Y đã từng có 13 năm (1996-2009) công tác tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và đã giữ chức vụ: Phó Trưởng phòng Kế hoạch dự án (nay là Phó Trưởng ban Tư liệu). Năm 2009, gã xin nghỉ việc tại Đài truyền hình và chuyển sang kinh doanh bất động sản. Kể từ khi rời khỏi Đài Truyền hình, được sự khuyến khích và tài trợ của đám “vong nô” phản quốc, gã trở thành một “bồi bút” có “tiếng” của một số cơ quan truyền thống chuyên chống phá Việt Nam như: BBC, RFA, VOA, Dân Luận, Dân Làm Báo… Được các trang báo trên “đặt hàng”, Nguyễn Đình Ngọc thường xuyên có những bài viết xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu khống, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; cổ súy cho các hành vi gây rối trật tự công cộng, kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo và “tung hô” những tên tội phạm đang bị pháp luật trừng trị.

Vì vậy, ngày 27/12/2014, Nguyễn Đình Ngọc đã bị Cơ quan An ninh điều tra bắt khẩn cấp về hành vi tán phát những bài viết có nội dung trái pháp luật trên mạng Internet. Tại phiên toà sơ thẩm diễn ra vào cuối tháng 3/2016, gã thừa nhận đã thu thập những bài viết trên mạng Internet, rồi tổng hợp, chế biến thành bài viết của mình nhằm xuyên tạc thực tế đời sống chính trị của đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và kích động chống Đảng, Nhà nước; vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tại tòa, gã đã nhận thấy việc làm của mình là sai và gửi lời xin lỗi đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà gã đã xúc phạm. Căn cứ vào chứng cứ và lời khai của gã, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Nguyễn Đình Ngọc 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương về tội: “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủa nghĩa Việt Nam”. Tại phiên xử phúc thẩm, diễn ra vào đầu tháng 10/2016, xét thấy Nguyễn Đình Ngọc đã thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn hối cải; phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, gia đình có công với cách mạng (bà nội là mẹ Việt Nam anh hùng, cha mẹ có thành tích đóng góp chung trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước). Hội đồng xét xử đã giảm hình phạt cho gã xuống còn 3 năm tù giam và 3 năm quản chế.

2. Những nội dung mà Nguyễn Đình Ngọc nêu ra khi trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do thực chất là hành động “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục hô hào, cổ súy cho những hành động chống Đảng, Nhà nước ta. Với việc cho rằng, mình là tù nhân nhân quyền, gã đã gián tiếp khẳng định những bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà Nước ta là đúng đắn, là sự thật ….Với những bài viết sặc mùi phản động, xuyên tạc, bóp méo sự thật với tựa đề như: “Chế độ cộng sản cần phải được loại bỏ”; “Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hoà”; “Tôi thách thức dư luận viên”; “Lương tri của một người cầm bút trong xã hội”; “Một chế độ Nguỵ quyền”….Vậy mà, Nguyễn Đình Ngọc lại cho rằng mình có công trong việc bênh vực cho người dân oan, có công trong việc đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết các bất công trong xã hội, cho rằng mình bị tù oan và Đảng Cộng sản Việt Nam phải cám ơn gã… (?).

Đáng lưu ý, trước khi trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, ngày 02/01/2018, Ngọc đã viết một lá “Thư cảm ơn”. Trong thư, ngoài việc cảm ơn bạn bè, độc giả, gã còn khéo léo “thanh minh” cho bản thân về lý do bị an ninh bắt. Bằng cách này, gã đã gián tiếp cổ vũ cho những kẻ cùng hội, cùng thuyền và hạ thấp uy tín của an ninh Việt Nam. Xin trích nguyên văn một số đoạn trong “Thư cám ơn” của blogger Nguyễn Ngọc Già “Mến chào quý vị độc giả và các bằng hữu gần xa. Tôi là Nguyễn Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), về nhà hôm 27/12/2017, sau 3 năm tù, trải qua 4 trại tù. Trước tiên, tôi chân thành gởi lời tri ân đến tất cả mọi người đã lên tiếng cho tôi, bày tỏ lòng thương mến và cả nỗi xót xa cho hoàn cảnh của tôi trong 3 năm qua. … Tôi muốn trình bày với mọi người, việc tôi bị bắt không hề liên quan đến bất kỳ báo, đài nào và cũng không liên quan đến bất kỳ cá nhân nào cả. Thậm chí, tôi biết trước tôi sẽ bị bắt…. Tôi từng thưa chuyện với mọi người rằng, tôi không hề rành rẽ internet. Vì vậy, tôi sử dụng cách thô sơ nhất, nhưng an toàn nhất. Thưa thật, nếu không có 3 bài báo trên, tôi tin chắc 100%, cho đến nay tôi vẫn an toàn với: hộp thư gmail, với điện thoại “cùi bắp”…. Chia sẻ này, dành cho những ai chưa sẵn sàng ra mặt. Cam đoan an toàn 100%. Tất nhiên chỉ dành cho những người cùng tư tưởng như tôi. Để dứt thư, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn một lần nữa trước tấm chân tình của độc giả, bằng hữu gần xa có nhã ý giúp đỡ tôi về tiền bạc trong giai đoạn khó khăn này. Mọi việc giúp tôi, vui lòng liên hệ với cô Phạm Thanh Nghiên….”

Như vậy, với sự “tôn vinh”, “khích lệ” và “hà hơi tiếp sức” của Đài Á Châu Tự Do, Nguyễn Đình Ngọc lại có hành động “ngựa quen đường cũ”, tiếp tục xuyên tạc, vu khống chế độ, vu khống lực lượng công an Việt Nam và tập hợp lực lượng, những kẻ có tư tưởng chống đối như gã. Phía trước, Nguyễn Đình Ngọc còn 3 năm quản chế, nếu không tỉnh táo mà tiếp “ngựa quen đường cũ” thì con đường trở lại trại giam đối với Ngọc sẽ là chắc chắc./.

nguồn: nhân văn việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *