TỶ LỆ ĐÁNH CHẶN THÀNH CÔNG CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG SYRIA ĐÊM 14-4-2018 LÀ BAO NHIÊU ?

Trang tin điện tử Almasdanews từ Thủ đô Beirut của Lebanon đăng một báo cáo quả quân đội Nga cho biết về hiệu quả đánh chặn thành công đáng kinh ngạc của lực lượng phòng không Syria với các vũ khí được Nga viện trợ. Theo báo cáo này, để giáng trả cuộc không kích của các loại tên lửa Tomahawk (Mỹ), Storm Shadow (Anh) và SCALP (Pháp) với số lượng lên đến 103 quả (theo báo cáo của Nga, còn Mỹ thì nói họ và Anh, Pháp đã phóng 110 quả). Lực lượng phòng không Syria đã sử dụng 112 quả tên lửa các loại để chống lại.

     Những con số thống kể cụ thể của Bộ Tham mưu lực lượng phòng không Nga cho thấy hiệu suất đánh chặn của từng loại vũ khí như sau:

1- Tên lửa 2A38 Pantsir-S1 (“SA-22 Greyhound” theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1994): phóng 25 đạn, diệt 23 mục tiêu.


2- Tên lửa 9K37 Buk-2M (“SA-11 Gadfly” theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1979): phóng 29 đạn, diệt 24 mục tiêu.


3- Tên lửa 2K12 Kub (“SA-6 Gainful “theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1970): Phóng 21 đạn, diệt 11 mục tiêu.


4- Tên lửa 9K35 Strela-10 (“SA-13 Gopher” theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1979): Phóng 5 đạn, diệt 3 mục tiêu.


5- Tên lửa 9K33 Osa (“SA-8 Gecko” theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1972): Phóng 11 đạn, diệt 5 mục tiêu.


6- Tên lửa S-125 Pechora-3M (“SA-3 Goa” theo định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1963): Phóng 13 đạn, diệt 5 mục tiêu.


7- Tên lửa S-200 Dubna (“SA-5 Gammon” thao định danh của NATO, xuất xưởng lần đầu năm 1967): Phóng 8 đạn đều không trúng mục tiêu.

Sở dĩ S-200 hoạt động không hiệu quả vì nó được thiết kế để nhằm đánh các phương tiện bay ở tầm cao (đến 40.000 m) nên không thể đánh được các tên lửa bay thấp dưới 200 m. Còn lại các loại tên lửa khác đều đạt hiệu suất chiến đấu từ 40% trở lên. Ngay cả “đồ cổ” như S-125 cũng đạt hiệu suất 2,6 đạn diệt 1 mục tiêu. Đây là hiệu suất cực kỳ cao trong tác chiến phòng không từ xưa đến nay. Trong ngày “đại thắng” 20-12-1972 của “Chiến dịch Hà Nội – Điện Biên phủ trên không” của lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam, hiệu suất chiến đấu cao nhất của SA-2 khi đó chỉ tới 5,4 đạn tên lửa diệt 1 mục tiêu.

Ngoài ra, báo cáo cũng không đề cập đến số lượng các tên lửa tấn công có thể bị hệ thống tác chiến điện tử của Nga vô hiệu hóa. Cho bay trượt mục tiêu hoặc rơi xuống biển. Nhưng dù sao thì giới chuyên môn về tác chiến phòng không cũng phải thừa nhận rằng tỷ lệ đánh chặn thành công, tiêu diệt đến 70% phương tiện bay của đối phương trong một trận đánh chỉ kéo dài hơn 60 phút là một tỷ lệ thắng rất lớn từ trước đến nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *