QUỐC GIA NÀO TÔN TRỌNG, BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO, TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO HƠN VIỆT NAM?

Quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện cho các tôn giáo chính thống hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Thể hiện rõ vấn đề này thì mới đây nhất ngày 11/5, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tới Đại sứ đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội, các Bộ, Ngành trong nước. Hội nghị được tổ chức nhằm giới thiệu những nội dung cơ bản, nét mới của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tình hình tôn giáo ở Việt Nam, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài áp dụng cho bản thân, đồng nghiệp, cộng đồng đang cư trú tại Việt Nam.

Với việc mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “mọi người”; thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm xuống còn 5 năm. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đang diễn ra.

Tại Hội nghị, đại diện Ban Tôn giáo đã nêu nguyên tắc trong chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Một điều đáng chú ý là tính đến giữa năm 2017, Việt Nam đã công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25 triệu tín đồ. Tuy nhiên, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, gây mất an ninh trật tự, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của một số đối tượng xấu vẫn đang xảy ra.

Sau Hội nghị, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội sẽ là kênh giới thiệu về đất nước, con người, tình hình tôn giáo cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Rõ ràng với việc giới thiệu với Đại sứ các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Hà Nội là lời tuyên bố đanh thép đối với thế giới về sự tôn trọng bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng chứng tỏ một điều về cái gọi là “đàn áp tôn giáo” các các tờ báo phản động các tổ chức, cá nhân đối lập với Việt Nam đưa ra thực chất đó là những luận điệu thiếu cơ sở. Mục đích của chúng khi đưa ra điều đó là sự kích động cho các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, Luật tín ngưỡng, Tôn giáo sẽ là cơ sở cho việc xử lý đối  với số đối tượng đang lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm các quy định pháp luật thời gian qua.

Một vài nét về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2018: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo gồm 9 Chương, 68 Điều. Trong đó, luật quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm cho các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật…

Quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện cho các tôn giáo chính thống hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Thể hiện rõ vấn đề này thì mới đây nhất ngày 11/5, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tới Đại sứ đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội, các Bộ, Ngành trong nước. Hội nghị được tổ chức nhằm giới thiệu những nội dung cơ bản, nét mới của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tình hình tôn giáo ở Việt Nam, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài áp dụng cho bản thân, đồng nghiệp, cộng đồng đang cư trú tại Việt Nam.

Với việc mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “mọi người”; thời gian được công nhận là tổ chức tôn giáo từ 23 năm giảm xuống còn 5 năm. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đang diễn ra.

Tại Hội nghị, đại diện Ban Tôn giáo đã nêu nguyên tắc trong chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Một điều đáng chú ý là tính đến giữa năm 2017, Việt Nam đã công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25 triệu tín đồ. Tuy nhiên, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kích động, gây rối, gây mất an ninh trật tự, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của một số đối tượng xấu vẫn đang xảy ra.

Sau Hội nghị, các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội sẽ là kênh giới thiệu về đất nước, con người, tình hình tôn giáo cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Rõ ràng với việc giới thiệu với Đại sứ các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Hà Nội là lời tuyên bố đanh thép đối với thế giới về sự tôn trọng bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng chứng tỏ một điều về cái gọi là “đàn áp tôn giáo” các các tờ báo phản động các tổ chức, cá nhân đối lập với Việt Nam đưa ra thực chất đó là những luận điệu thiếu cơ sở. Mục đích của chúng khi đưa ra điều đó là sự kích động cho các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, Luật tín ngưỡng, Tôn giáo sẽ là cơ sở cho việc xử lý đối  với số đối tượng đang lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm các quy định pháp luật thời gian qua.

Một vài nét về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2018: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo gồm 9 Chương, 68 Điều. Trong đó, luật quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm cho các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật….

Nguồn: Nguoicondatme

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *