Thủ Thiêm: Từ vùng sình lầy được cải tạo thành hòn ngọc – đánh vào lòng tham con người

Ngay từ năm những năm 90, nhìn ra quốc tế, sự thành công hoa lệ, giàu có mới nổi của Thượng Hải, Thâm Quyến đã làm cho giới lãnh đạo Tp. HCM ngày đêm mất ngủ. Từ đó họ nung nấu quyết tâm phải làm sao để Tp. HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế của cả nước, mà còn để sánh vai với các thành phố của nước bạn.

Giai đoạn ấy, ông Võ Viết Thanh làm Phó chủ tịch UBND TP từ năm 1992 – 1995, Chủ tịch UBND TP từ 1996 – 2001. Ông cũng là lãnh đạo UBND TP trực tiếp báo cáo với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sau khi thẩm định tính khả thi của dự án, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào Quyết định 367 ngày 4.6.1996 về việc quy hoạch khu đô thị này.

Những ngôi nhà ơn Thủ Thiêm quanh năm ngập nước

Bước qua năm 1997, dự án nhanh chóng được UBND TP.HCM triển khai. Nói đến Thủ Thiêm là nói đến vùng sình lầy, vùng lõm trũng của thành phố. Dân cư ở đây chủ yếu là người dân tứ xứ, nghề chính là nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh sống quá ư tạm bợ nhếch nhác. Vùng đất Thủ Thiêm mang tiếng thuộc Tp. HCM nhưng để đảm bảo điều kiện sống thì thua xa Cần Giờ.

Ngay từ thời Pháp thuộc, đến thời Mỹ nhảy vào dựng lên chính quyền bù nhìn. Ở Sài Gòn, Mỹ và chế độ tay sai triển khai nhiều dự án phục vụ chiến tranh và cũng để tạo ra một thành phố với cái gọi là thủ đô Sài Gòn, làm bộ mặt hoa lệ giả tạo phục vụ cho nhiều ý đồ.

Thủ Thiêm sau khi được đầu tư cải tạo trở thành hòn Ngọc giữa Sài Thành

Rất nhiều, rất nhiều công trình ở Sài Gòn mà Mỹ và ngụy quy hoạch. Tất nhiên cũng như Pháp, họ gạch bỏ Thủ Thiêm ra khỏi các dự án. Bởi địa chất, địa lý quá chi không phù hợp và bởi tầm nhìn bức bối kết nối quá chi sình lầy, rừng rú. Vậy nên Thủ Thiêm là vùng nghèo, lam lũ, bẩn thỉu nhất của Sài Gòn, sau là Tp. HCM. Khổ nhất của vùng Thủ Thiêm là mỗi khi mưa hay triều cường dâng, cả vùng ngập ngụa trong rác từ nước sông Sài Gòn dâng lên.

Không thể bó tay với vùng sình Thủ Thiêm làm ảnh hưởng sự phát triển chung của Tp. Tp có hàng trăm dự án đã thành công vang dội nhưng chả nhẽ bó tay để Thủ Thiêm trở thành vùng tăm tối rừng sình ngay giữa Tp? Vậy nên khi triển khai đã được nhân dân Thủ Thiêm nhiệt liệt hưởng ứng.

Nếu không có sự đồng thuận của nhân dân thì làm sao Quận 2 và UBND Tp.HCM có thể nhanh chóng giải tỏa cho 14930 hộ dân. Riêng chỉ 70 hộ dân Thủ Thiêm không chấp nhận đền bù. Nghĩa là 14930/15000 đã nhận tiền đền bù, còn 70 hộ không chấp nhận đền bù mà thôi.

Tiền đền bù thời điểm năm 1997 là 18 triệu/m2. Nhận tiền hoặc nhận nhà tái định cư có hỗ trợ thêm tiền. Với mức giá đấy và cách thức sau khi giải tỏa đã hợp lòng dân nên mới chỉ thời gian cực ngắn, dự án nhanh chóng gần hoàn thiện, chuyển giao cho các nhà đầu tư kiến thiết. Số tiền đền bù thời đó bà con nhận, bà con dư sức mua đất đẹp hơn vùng Thủ Thiêm. Nhưng, khi giàu lên đột ngột mà không biết cách giữ tiền để kiến thiết cuộc sống mới, thì, có mà tỷ phú cũng nhanh chóng trắng tay…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, còn 70 hộ không chấp nhận đền bù, xét ra 70 hộ dân này cũng có lý. Họ vác đơn thưa kiện suốt 20 năm ròng rã. Cấp này cấp kia của Tp cứ đưa đẩy hòng mong sự việc chìm xuồng. Ai đời không nằm trong quy hoạch khu đô thị mới cũng bị giải tỏa?

UBND TP.HCM và quận 2 nhiệm kỳ sau thời ông Võ Viết Thanh (không nói tên thì cũng biết là ai) đã nói là thất lạc bản đồ quy hoạch? Ôi, thất lạc là thất lạc thế nào được chứ? Bản đồ quy hoạch đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt, bản đồ ấy phải được sao ra nhiều bản gửi các sở ban ngành thành phố, gửi ra tận các Bộ ở TW để làm căn cứ giám sát, hỗ trợ và để địa phương Tp triển khai. Không thể nói là thất lạc. Rõ ràng ở đây có sự lấp liếm, khuất tất để giải phóng đất ngoài quy hoạch, để lấy đất bán cho nhà đầu tư nhằm trục lợi.

Cái sảy nảy cái ung, sự việc khuất tất khi nói mất bản đồ của một số vị cán bộ lãnh đạo Tp, để lấp liếm chuyện giải tỏa lậu 70 hộ dân đã gây bức xúc, ấm ức tột cùng cho nhân dân cả nước.

Ôi, bao nhiêu là sự so sánh và tiếc nuối mà không cần biết nguồn cơn. 14930 hộ dân- Bà con ạ, bà con nghe báo chí giật mà đâu biết nếu không có dự án thì Thủ Thiêm cũng chỉ là đầm lầy, sình đước mà thôi. Mỗi một dự án đã tốn mất 50%  diện tích đất để xây dựng cơ sở các hạng mục phụ trợ, như đổ đất nâng cao mặt bằng, làm công viên, điện, đường, trường, trạm…v..v..

Khi mình viết góc nhìn này, ở Quận 2 nói riêng và cả nước nói chung đang ẩn ức xoay quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sự phát triển thần kỳ của Tp.HCM là đáng phải học tập. Sự đóng góp tâm sức của lãnh đạo Tp.HCM để đưa thành phố luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, riêng chuyện giải tỏa ngoài quy hoạch, rồi mai này sẽ phải đối diện với pháp luật. Tổng bí thư nói rồi: Lò đang cháy rừng rực nên củi tươi củi khô đưa vô lò đều cháy. Mình và nhân dân cả nước đều tin điều đó, không đảng viên nào chấp nhận được sự khốn nạn ăn cướp đất của 70 hộ dân. Nên nhớ 70 hộ dân, chứ không phải là lấp liếm, ảo thuật từ ngữ để quy chiếu để thúc dục 14930 hộ dân cào mặt ăn vạ.

Chuyện một vài tòa soạn báo chấp nhận cho nhà báo thuộc quyền giật tít, thì, những ai có lương tri đều mong cũng phải xử lý nghiêm minh, cần thiết phải làm cuộc đại phẫu thuật thay máu tòa soạn. Chính những cây bút, tòa soạn lấp liếm, ma cô đang xỏ mũi kích động nhân dân gây nên sự hoảng loạn nhân tâm đồng bào (Rất cần anh chị em nêu ra những tờ báo đấy cho khách quan).

Nhà báo Hữu Thọ từng dặn đi dặn lại sinh viên báo chí: Đừng để người ta nói câu sợ báo hơn sợ hổ, họ nói như vậy là so sánh mình với muông thú đấy. Hãy giữ cho mình là nhà báo cách mạng, hãy giữ cho mình mắt sáng lòng trong bút sắc, ắt nhân dân sẽ luôn tin yêu người cầm bút.

Và, chúng ta vẫn luôn trân trọng nghề báo, yêu quý nhà báo, nhưng sẽ phẫn nộ đấu tranh với những ông tổng biên tập bật đèn xanh cho phóng viên viết bài xuyên tạc, mồi mớm, kích động nhân dân bạo loạn.

Nguồn: NATB

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *