Lybia và Syria trước khi có “Mùa xuân Ả Rập

Trong làn sóng người di cư từ Bắc Phi-Trung Đông tới Châu Âu, chiếm đa số là người dân Libya và Syria bởi hai quốc gia này chịu tác động tàn phá mạnh nhất từ các biến động chính trị mang tên “Mùa Xuân Arập”.

 

                                    Một số hình ảnh đất nước Libia và Syria trước khi có Mùa xuân Arập

 

 

                                             Hình ảnh đất nước Libia, Syria sau khi có Mùa xuân Arập
Libya bị rơi vào vòng xoáy một cuộc chiến tranh xâm lược do NATO tiến hành và tiếp sau đó là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa các phe phái và sắc tộc diễn ra cùng với sự hoành hành của các tổ chức khủng bố. Còn Syria đã hơn 4 năm nay rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến khủng bố do các thế lực bên ngoài giật dây nhằm loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad.
Libya trước khi có “Mùa Xuân Arập”
Ở Libya, có khoảng một nửa số thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ được sử dụng để bảo đảm đời sống cho người dân. Năm 2010, Libya là một đất nước có mức sống cao nhất ở Châu Phi. GDP bình quân tính theo đầu người là trên 14.000 USD, cao gần gấp 2 lần so với chỉ số tương tự ở Ucraina. Tuổi thọ trung bình của người dân Libya là 74
Sử dụng tiền thu được từ xuất khẩu dầu mỏ, Libya xây dựng hệ thống trợ cấp xã hội cho người dân. Thí dụ, mỗi một bé sơ sinh được nhà nước trợ cấp 7.000 USD. Những thanh niên vừa lập gia đình được tài trợ 6.400 USD. Mỗi một chủ trang trại bắt đầu lập nghiệp được nhà nước hỗ trợ 2.000 USD. Lương trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp là 730 USD/1tháng.
Tính đến năm 2008, nợ nước ngoài của Libya chỉ chiếm 3,3% GDP, trong khi chỉ số này của Pháp là 84,5%, của Mỹ-88,9%, còn của Nhật Bản-225,8%. Ở Libya, các công dân không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Còn các ngân hàng Libya cho vay người dân không lấy lãi. Libya đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển của Châu Phi, với 60 tỉ USD đầu tư vào 25 quốc gia Châu Phi, đem lại việc làm cho hàng triệu người Châu Phi.
Tổng thống Libya còn xây dựng được dòng sông nhân tạo được gọi là “Kỳ quan thứ tám của thế giới” cung cấp mỗi năm khoảng 5 triệu m3 nước từ các hồ chứa ngầm dưới đất ở sa mạc Sahara. Giá 1m3 nước giá 5 xu, trong khi đó các nước Châu Âu đã từng bán cho Libya với giá 3,75 USD/1m3.
Người dân Libya được sử dụng điện gia dụng và nước sinh hoạt miễn phí; được mua xăng với giá chỉ 0,08 euro/lít. Giá sinh hoạt ở Libya thấp hơn so với ở Pháp (thí dụ một chiếc bánh mì có khối lượng và chất lượng như nhau có giá ở Pháp 0,40 euro, còn ở Libya là 0,11 euro”. Người dân Libya khi mua xe hơi được nhà nước trợ giá 50%.
Quyền được có nhà ở là quyền cơ bản tại Libya, theo đó các công dân Libya chưa có nhà ở có thể đăng ký tên tại một cơ quan nhà nước để được cấp mà không phải trả tiền trước. Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước trả tiền mua nhà. Một người mẹ sau khi sinh được nhà nước trợ cấp ngay 5.000 USD. Những công dân nào có nhu cầu sửa nhà cửa sẽ được các xí nghiệp công trình công cộng do nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện miễn phí.
Người dân Libya được chăm sóc y tế được miễn phí theo hệ thống bệnh viện được trang bị hiện đại vào loại nhất thế giới. Những người bị bệnh hiểm nghèo không thể chữa ở trong nước được quyền ra nước ngòai chữa và được nhà nước trợ cấp 2.300 USD mỗi tháng để chi trả cho sinh hoạt.
Trước khi Muammar Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% dân Libya biết đọc và biết viết. Sau những năm ông nắm quyền, con số đó là 83%. Có 25% người dân Lybia tốt nghiệp đại học. Mỗi sinh viên đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627 euro. Còn những ai sau khi tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm vẫn được nhận lương tháng trung bình của ngành, nghề mình đã theo học ở trường.
Quyền bình đẳng nam nữ được đề cao, theo đó phụ nữ có thể đảm đang những chức vụ quan trọng. Tất cả các công dân Libya, không phân biệt nam hay nữ, đều có thể tích cực tham gia hoạt động chính trị và quản lý công việc chung ở các cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong khuôn khổ một hệ thống dân chủ trực tiếp như Đại hội nhân dân cơ sở hay Đại hội nhân dân toàn quốc, được tổ chức mỗi năm 1 lần.
Syria trước khi có “Mùa Xuân A-rập”
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Phi, người dân Syria coi Tổng thống Bashar al-Assad như là những người anh hùng dân tộc. Lý do là, trong những năm ông trị vì đất nước, Syria ở trong trạng thái phát triển hòa bình và ổn định mặc dù quốc gia này vẫn không ngừng đấu tranh đòi giải phóng những vùng đất bị Israel chiếm đóng trong điều kiện hai nước chưa ký hiệp định hoà bình.
Ngoài ra, Tổng thống Bashar al-Assad là một trong những người ủng hộ và giúp đỡ người Palestin có hiệu quả nhất, đơn thương độc mã đối phó với nguy cơ xâm lược từ phía Israel khi không còn các đồng minh trong số các nước Arab vì những nước đó đã đi theo quỹ đạo của Mỹ. Trong điều kiện đó, Quân đội Syria trở thành niềm tự hào của nhân dân Syria.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, Syria xây dựng được một quân đội tương đối mạnh, trong đó có hệ thống phòng không và phòng chống tên lửa theo mô hình của hệ thống phòng không của Nga. Hiện nay, trình độ công nghệ của hệ thống này vẫn không bị lạc hậu so với các nước trong khu vực và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu từ cự ly xa bên ngoài lãnh thổ của Syria.
Không quân Syria là một trong những quân chủng hiện đại nhất trong khu vực Trung Đông, có đủ máy bay và trực thăng để đối phó với cuộc tiến công của bất kỳ đối thủ nào, kể cả NATO. Phi công của Syria được huấn luyện chiến đấu hàng ngày và nhờ đó có kỹ năng chiến đấu cao. Tháng 01/2011, nhiều phi công quân sự của Syria vừa trải qua huấn luyện ở Nga trở về tổ quốc để sử dụng thế hệ máy bay mới. Các đơn vị xe tăng và thiết giáp cũng như tên lửa đường đạn chiến thuật của Syria ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, Syria trở thành quốc gia có trình độ phát triển cao trong khu vực. Thanh niên Syria có khả năng và điều kiện theo học chương trình phổ cập giáo dục phổ thông toàn dân. Tất cả các công dân Syria đều có quyền ra nước ngoài học tập và công tác.

Ở Syria, Chính phủ khuyến khích phát triển các tôn giáo truyền thống, nhờ đó mà người Hồi giáo theo dòng Shiite và Sunni, người Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và Đạo chính thống đều sống hoà thuận bên nhau. Thí dụ, người Thiên chúa giáo được tự do buôn bán các loại rượu mạnh, còn người Hồi giáo được quyền tự do phổ biến các loại sách về tôn giáo và duy trì các truyền thống văn hoá của họ.

Hoàng Trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *