Những đóng góp của Cố TBT Đỗ Mười với dân tộc

Nhiều người trong chúng ta vẫn chỉ ông Đỗ Mười là nguyên Tổng bí thư, nguyên cố vấn của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng ít ai có thể đọc và nhớ rõ những cống hiến to lớn của ông ấy đối với đất nước.

Đó là sự thật mà nhiều người đã kịp nhận ra khi hay tin ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 01/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi với não trạng của những kẻ xét lại và u mê đến tận cùng hoặc với mục đích bôi nhọ cố lãnh đạo Đảng cộng sản VN này. Nhiều người đã chia sẻ thông tin bài viết của Ls Vũ Đức Khanh, đến từ Canada với những đánh giá thiếu thiện cảm, quy kết về nhà lãnh đạo được đánh giá là toàn diện và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng cộng sản, Nhà nước VN qua nhiều thời kỳ, từ khi chưa có chính quyền, đến khi phải thích nghi với nền kinh tế hậu chiến tranh.
Theo đó, vị Ls này đã không chỉ đổ lỗi chính cho việc tập trung đấu tranh giai cấp, làm trì trệ nền kinh tế trong giai đoạn 1956, 1958: “Từ gốc trung nông, không có trình độ và kiến thức chuyên môn về kinh tế nhưng nhờ tinh thần “đấu tranh giai cấp” cao độ và triệt để, ông đã được cất nhắc vào chức vụ Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương những năm 1956, 1958″ mà không thèm biết thời điểm đó chỉ cần một mầm mống tư sản được dung dưỡng thôi thì tiềm lực và tinh thần kháng chiến của đồng bào ta sẽ rệu rã như thế nào.
Với nhận thức của những người đã căm thù đám tư sản đến tận cùng thì không hiểu, nếu có chuyện dung dưỡng dù bản chất hay hình thức thì phần đông các giai tầng thời bấy giờ có nghe theo cách mạng?
Mà Ls này còn đổ lỗi và cho rằng cố TBT Đỗ Mười phải chịu trách nhiệm phần chính đối với sự kiệt quệ của nền kinh tế sau năm 1975: “Trong suốt trên 20 năm công tác trong lãnh vực kinh tế tài chính, thành tích lớn nhất cũng như có thể tạm gọi là “di sản” của ông là một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến việc “Đổi mới” năm 1986. 
“Đặc biệt, năm 1977, với tư cách phó thủ tướng kiêm nhiệm trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam, ông đã giáng một đòn chí tử lên những thành phần tư sản, tiểu tư sản và tiểu thương miền Nam, triệt tiêu mọi tiềm lực kinh tế quốc gia mà phải đợi đến đầu thế kỷ 21 mới lấy lại được phong độ.”
Dù đến một đứa trẻ cũng thừa hiểu, đó là sự chậm trễ của sự thích nghi giữa nền kinh tế thời chiến và khi đã giải phóng, hoà bình. Đó là chưa nói, không chỉ VN mà nhiều quốc gia với thể chế chính trị có sự tương đồng bấy giờ cũng gặp phải. Liên Xô, TQ lúc bấy giờ là ví dụ. Cái đáng nói, ở thời điểm năm 1986 trên cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư khóa VI từ năm 1986, cố TBT Đỗ Mười là người triệt để và quyết liệt nhất trong ủng hộ chủ trương đổi mới và đưa vào văn kiện Đại hội VI.
Và sau khi đã hình thành chủ trương đổi mới, với những bộn bề và phương cách để đổi mới, chính Cố TBT Đỗ Mười trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1988 (nay là Thủ tướng) đã có những quyết định mạnh bạo và đổi mới để giúp nền kinh tế VN bước qua giai đoạn khó khăn nhất.
Thật tiếc là những điều như thế đã bị lãng quên. Người ta chỉ nhớ tới Cố TBT, nhớ tới những điều chưa được của cả một thời kỳ lịch sử mà quên mất những đóng góp vô cùng to lớn, bước ngoặt của ông. Âu đó cũng là sự thiếu công bằng của lịch sử, của thời thế đối với ông.
Và thiết nghĩ, với sự ra đi của ông, đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn công tâm hơn. Hãy trả lại cho lịch sử và cá nhân ông những điều mà ông đã làm được, đã cống hiến. Đừng vì những điều chưa được, những tồn tại khách quan của lịch sử để lãng quên công lao của một con người. Công lao và sai lầm khi hết sức mong manh, chính vì thế thay vì duy trì góc nhìn soi mói, thiếu thiện cảm thì chúng ta cần công minh hơn. Và hơn lúc nào hết, khi Cố TBT Đỗ Mười đã nằm xuống, điều đó lại càng cần bởi cả sự nghiệp của ông đã hiến dâng cho cách mạng và khi nằm xuống điều ông cần là sự đánh giá công bằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *