THẤY GÌ VỀ “LUẬT SÚNG ĐẠN” QUA VỤ XẢ SÚNG LÀM 49 NGƯỜI CHẾT TẠI NEW ZEALAND

Ngày 15/3 được gọi là “ngày đen tối nhất của New Zealand” sau các vụ xả súng kinh hoàng tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch khiến 49 người thiệt mạng (41 người thiệt mạng tại nhà thờ Al Noor, 7 người thiệt mạng tại một nhà thờ Hồi giáo khác ở khu Linwood và một người chết trong bệnh viện), 48 người bị thương. New Zealand đã bắt 4 nghi phạm của vụ việc, trong đó có Brenton Tarrant, kẻ được cho đã xả súng ở nhà thờ Al Noor và phát sóng trực tiếp cảnh này trên mạng xã hội Facebook kéo dài 17 phút. Trong lúc phát trực tiếp, nghi phạm đã để camera hướng vào mặt và để lộ khuôn mặt của mình.Thủ tướng Australia Scott Morrison xác minh rằng một người mang quốc tịch nước này đang bị tạm giữ vì nghi liên quan tới vụ tấn công. Ông Morrison cam kết chính quyền Australia sẽ hỗ trợ điều tra vụ việc.

Ảnh: Chân dung kẻ nghi là Breton Tarrant

Theo các nhân chứng kể lại, Tarrant đã vào nhà thờ Al Noor vào lúc 13h30 (giờ địa phương) trong buổi cầu nguyện chiều và nổ hơn 100 phát đạn và bắn gục tất cả những người mà hắn nhìn thấy khi xông vào nhà thờ. Từ đoạn video phát sóng trực tiếp có thể thấy nạn nhân nằm la liệt trên sàn nhà. Qua sự việc này và rất nhiều vụ tấn công nơi đông người bằng súng ở các nước khác cho thấy súng là một loại vũ khí hủy diệt nhanh chóng, độ chính xác cao và thực tế thì nghi phạm Tarrant đã mua hợp pháp số vũ khí mà hắn mang tới nhà thờ Hồi giáo để gây án. Cụ thể Tarrant sở hữu giấy phép sử dụng súng loại A từ tháng 11/2017 và bắt đầu mua các khẩu súng trong những tháng sau đó, các vũ khí bao gồm 2 khẩu súng trường tự động, 2 khẩu súng ngắn, 1 súng trường nạp đạn bằng đòn bẩy.

New Zealand được biết đến là quốc gia có “Luật súng đạn” thoáng bậc nhất thế giới.Theo luật nước này, tất cả những người sở hữu súng tại New Zealand đều phải có giấy phép sử dụng súng do chính quyền cấp. Tuy vậy, công dân từ 16 tuổi đã có thể sở hữu súng ngắn và từ 18 tuổi có thể sở hữu súng bán tự động kiểu quân sự. Để mua và sở hữu súng trường bán tự động, người dân chỉ cần xin giấy phép sử dụng súng loại E với yêu cầu là thành viên một câu lạc bộ súng hoặc có lý do khác như kiểm soát dịch hại hoặc sưu tập súng. New Zealand không bắt buộc người sở hữu súng phải đăng ký với chính quyền những khẩu súng mình đã mua. Bất cứ công dân nào được cảnh sát nước này coi là “phù hợp” đều có thể sắm bao nhiêu khẩu súng tùy thích mà không cần đăng ký. Đặc biệt, công dân nước ngoài tới New Zealand có thể nộp đơn xin giấy phép sử dụng súng có thời hạn một năm dựa trên giấy phép của quốc gia họ sinh sống. Phải chăng chính sự “thông thoáng” của chính quyền New Zealand và ranh giới cận kề giữa sở hữu súng với thay đổi thiết kế của súng trường bán tự động nhằm lách luật khi chưa có giấy phép phù hợp để sử dụng súng đã gây nên vụ xả súng đẫm máu này mặc cho New Zealand vẫn được biết đến là quốc gia có bạo lực súng đạn ở mức thấp.

Ngay sau vụ xả súng 1 ngày, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh New Zealand sẽ sửa luật sở hữu súng đạn sau thảm kịch này. Luật súng đạn mới của New Zealand sẽ cấm hoàn toàn việc sở hữu và sử dụng súng trường bán tự động, loại vũ khí mà nghi phạm Tarrant sử dụng trong vụ thảm sát hôm qua.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định chặt chẽ cho việc sở hữu cũng như sử dụng “súng đạn” và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2017 có quy định rõ: “Nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…; Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ”. Theo đó, cả công dân nước ngoài và công dân Việt Nam không có quyền sở hữu, sử dụng các loại súng trừ súng săn trên lãnh thổ Việt Nam trừ các trường hợp quy định tại Điều 12 Luật này như: Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ; Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

Với tư cách là một khách du lịch quốc tế tôi đã đi tới hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam là nơi tôi chọn quay lại nhiều lần nhất, bản thân tôi rất ngưỡng mộ về phương thức quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của đất nước bạn. Chúng tôi cảm thấy rất an toàn, bình yên khi đi dạo phố hay tham quan các danh lam thắng cảnh cũng như thưởng thức ẩm thực, giao lưu trao đổi văn hóa với con người Việt Nam./.

Nguồn: Nguoicondatme

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *