Nguy cơ xung đột giữa các cường quốc

Gần 20 năm thả nổi chiến lược đã rơi vào tay Trung Quốc và Nga. Nước Mỹ cần hiểu rằng họ chính là nước hưởng lợi đầu tiên của hệ thống quốc tế hiện hành và là cường quốc duy nhất có khả năng và nguồn lực để bảo vệ hệ thống này khỏi bị tấn công.

25 năm qua, chiến tranh đã lấy đi cuộc sống của biết bao nhiêu người. Các cuộc nội chiến hay xung đột tôn giáo đã diễn ra khốc liệt tại Syria, Trung Phi, Afghanistan và Iraq, tuy nhiên, một cuộc đụng độ mang tính hủy diệt giữa các cường quốc trên thế giới hầu như vẫn là điều không thể hình dung được. Giờ đây điều “không thể hình dung được sẽ không còn nữa”.

Mới đây, Lầu Năm Góc của Mỹ đã đưa ra chiến lược quốc phòng quốc gia mới, đặt Trung Quốc và Nga lên trên chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như là mối đe dọa chủ yếu đối với nước Mỹ. Tổng tham mưu trưởng của Anh cũng vừa phát đi lời cảnh báo về một cuộc tấn công của Nga. Thậm chí hiện nay, Mỹ và Triều Tiên đang có nguy cơ tiến gần đến một cuộc xung đột có khả năng lôi kéo cả Trung Quốc vào cuộc hoặc leo thang thành một thảm họa hạt nhân.

Về khả năng bùng nổ cuộc chiến, những dịch chuyển trong dài hạn về địa chính trị và việc triển khai hàng loạt kỹ thuật mới đang làm suy yếu ưu thế quân sự vượt trội mà Mỹ và các nước đồng minh sở hữu từ trước đến nay. Xung đột diễn ra trên phạm vi và với tần suất được cho là dày đặc trong thời gian qua là điều chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế giới đã không được chuẩn bị cho tình huống này.

Hiểm họa cấp bách là khả năng xảy ra cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2018. Donald Trump đã thề sẽ ngăn chặn Kim Jong-un, nhà lãnh đạo của Triều Tiên, không để xảy ra cuộc tấn công vào nước Mỹ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân mà những lần thử nghiệm gần đây cho thấy Triều Tiên có thể sở hữu trong vài tháng tới hoặc là đã có trong tay. Trong số nhiều kế hoạch cụ thể, Lầu Năm Góc đang xem xét đòn tấn công phủ đầu vào các căn cứ hạt nhân nhằm đánh bại khả năng này của Triều Tiên. Mặc dù khả năng này được cho là thấp, nhưng Mỹ vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện lệnh của tổng thống nếu có.

Thậm chí việc khởi xướng một cuộc tấn công có giới hạn cũng có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện. Các nhà phân tích cho rằng súng đạn của Triều Tiên đủ khả năng nã vào Seoul, thủ đô của Hàn Quốc. Với máy bay không người lái, tàu ngầm loại nhỏ và người nhái đặc công, Triều Tiên có thể triển khai vũ khí hóa học và thậm chí là vũ khí hạt nhân, hàng chục nghìn người có thể thiệt mạng; và còn kinh khủng hơn nữa nếu như vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Vì nguy cơ khủng khiếp như vậy nên nếu các nỗ lực ngoại giao bị thất bại thì cần phải kiềm chế và ngăn chặn Triều Tiên. Mặc dù chúng ta bảo vệ những lập luận này nhưng chiến tranh là một khả năng có thực, Trump và các cố vấn của ông có thể đi đến kết luận rằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên rất dễ gây ra triển khai chúng, và cho rằng thà xảy ra cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên bây giờ còn hơn là để xảy ra tấn công hạt nhân nhắm vào nước Mỹ trong tương lai.

Cho dù Trung Quốc không tham gia chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, thì cả nước này lẫn Nga cũng đang bước vào cuộc đua mới với các nước phương Tây. Việc đối phó với những tham vọng của họ thậm chí còn khó hơn cả việc xử lý mối đe dọa của Triều Tiên. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh với tốc độ thần kỳ đã giúp Trung Quốc giàu mạnh để cải tổ các lực lượng vũ trang của nước này, khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm nhận được thời của Trung Quốc đã đến. Trong khi đó, Nga cũng thấy cần phải khẳng định mình lúc này, bởi sức mạnh của họ đang có xu hướng suy yếu dưới góc độ dài hạn. Giới lãnh đạo của Nga đã tiêu tốn rất nhiều tiền để khôi phục lại quyền lực cứng của Nga, và họ sẵn sàng chấp nhận được nguy hiểm chỉ để chứng minh họ đáng được tôn trọng và ngồi chung bàn với các cường quốc khác trên thế giới.

Cả hai nước này đều được hưởng lợi từ trật tự thế giới mà nước Mỹ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết lập và đảm bảo. Nhưng Trung Quốc và Nga lại xem Mỹ đang can thiệp từ bên ngoài và làm suy yếu tính chính thống hợp pháp của họ. Những nước này đang là các quốc gia theo chủ nghĩa xét lại, họ muốn thay đổi trật tự hiện nay và muốn một số khu vực phải nằm trong vòng ảnh hưởng của họ. Chẳng hạn, khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc là Đông Á; của Nga là Đông Âu và Trung Á.

Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn có một cuộc đối đầu quân sự trực diện với Mỹ vì họ chắc chắn sẽ thua. Nhưng họ đang sử dụng quyền lực cứng ngày càng gia tăng của mình theo những cách khác nhau, đặc biệt là khai thác “vùng xám” nơi mà ở đó hành vi gây hấn và đè nén ở mức gần chạm ngưỡng gây đối đầu quân sự với phương Tây. Ở Ukraine, Nga đã kết hợp sức mạnh quân sự, thông tin sai lệch, xâm nhập, sử dụng chiến tranh mạng và tạo sức ép kinh tế theo những cách mà các xã hội dân chủ không thể bắt chước và khó mà đáp trả. Trung Quốc tỏ ra thận trọng hơn, nhưng nước này từng tuyên bố chiếm đóng và đóng quân tại các khu vực bãi đá ngầm hoặc các rặng san hô tại vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc và Nga đã tận dụng các kỹ thuật quân sự do Mỹ phát minh, như tên lửa chính xác tầm xa và công nghệ chiến tranh quang phổ điện từ, để gây tốn kém hơn cho việc can thiệp chống lại họ. Cả hai nước đều dùng chiến lược chiến tranh bất đối xứng để tạo ra các hệ thống mạng “chống tiếp cận hoặc không thể tiếp cận”. Trung Quốc muốn đẩy các lực lượng hải quân Mỹ ra tận Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ không còn có thể can thiệp một cách an toàn vào vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Nga muốn thế giới biết rằng từ Bắc Băng Dương đến Biển Đen, họ có thể điều động hỏa lực của mình nhanh hơn đối thủ và họ sẽ không ngần ngại hành động như vậy.

Nếu Mỹ cho phép Trung Quốc và Nga thiết lập quyền bá chủ khu vực một cách có chủ ý hoặc bởi nền chính trị của Mỹ đang rệu rã đến mức không thể nghĩ đến việc đáp trả, thì Mỹ đã bật đèn xanh để các nước này theo đuổi lợi ích của họ bằng kiểu tấn công được dùng cho tất cả các loại mã hóa. Trong quá khứ, điều này đã xảy ra mà kết quả chính là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Các vũ khí hạt nhân, chủ yếu đã giữ cho tình trạng ổn định từ năm 1945, có thể sẽ gây thêm mối nguy hiểm. Các hệ thống chỉ huy và kiểm soát đang trở thành đích đến của các vũ khí tấn công mạng mới hoặc làm “mù” các vệ tinh mà những hệ thống này phụ thuộc vào. Nước nào bị hứng chịu một cuộc tấn công như vậy sẽ thấy bản thân họ chịu sức ép phải lựa chọn giữa việc mất quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân của mình và sử dụng chúng.

Vậy nước Mỹ nên làm gì? Gần 20 năm thả nổi chiến lược đã rơi vào tay Trung Quốc và Nga. Các cuộc chiến không thành công của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là một sự trệch hướng và làm mất đi sự ủng hộ trong nước Mỹ đối với vai trò toàn cầu của nước này. Barack Obama đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cắt giảm và công khai ngờ vực giá trị của quyền lực cứng. Giờ đây Trump nói ông muốn nước Mỹ vững mạnh trở lại nhưng lại đi theo con đường thực sự sai. Ông không thích các tập đoàn đa quốc gia, đối xử với các nước đồng minh như là gói hành lý không muốn mang và công khai ngưỡng mộ các nhà lãnh đạo chuyên quyền của các nước đối lập tại châu Phi. Phải chăng Trump muốn Mỹ từ bỏ việc bảo vệ hệ thống mà họ đã tạo ra và gia nhập đội ngũ với Nga và Trung Quốc như là những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại?

Nước Mỹ cần chấp nhận việc họ chính là nước hưởng lợi đầu tiên của hệ thống quốc tế và là cường quốc duy nhất có khả năng và nguồn lực để bảo vệ hệ thống này khỏi bị tấn công. Quyền lực mềm của sự kiên nhẫn và chính sách ngoại giao nhất quán là điều quan trọng, nhưng phải được hỗ trợ bằng quyền lực cứng khiến cả Trung Quốc và Nga phải kiêng nể. Nước Mỹ nắm giữ rất nhiều quyền lực cứng, nhưng lại đang mất đi phần nào sức cạnh tranh về kỹ thuật quân sự, khả năng khơi dậy niềm tin trong các đồng minh và làm kẻ thù khiếp sợ.

Song song với chính sách ngoại giao của mình, nước Mỹ cần đầu tư vào các hệ thống mới dựa trên người máy, trí tuệ nhân tạo, khả năng dữ liệu lớn và những vũ khí năng lượng định hướng. Gần đây, Obama đã nhận ra rằng Mỹ cần có những nỗ lực tổng hợp để giành lại vị thế dẫn đầu kỹ thuật, cho dù điều này chưa hẳn đảm bảo Mỹ sẽ là nước đầu tiên tiến hành đổi mới sáng tạo. Trump và những người kế cận cần phải nỗ lực gấp đôi.

Bên đảm bảo tốt nhất cho hòa bình thế giới là một nước Mỹ hùng mạnh. May mắn là hiện nay Mỹ vẫn là một nước hùng cường. Nước Mỹ giàu có và có những đồng minh có khả năng. Cho đến giờ, Mỹ vẫn là nước có các lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, không ai có thể là đối thủ của Mỹ xét về kinh nghiệm tiến hành chiến tranh. Mỹ là nước có đội ngũ kỹ sư hệ thống giỏi nhất và có những công ty công nghệ đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, những lợi thế này có thể dễ dàng bị phung phí. Nếu Mỹ không có cam kết đối với trật tự thế giới và dùng quyền lực cứng của mình để bảo vệ hệ thống trước những nước có khả năng và quyết tâm đối chọi lại Mỹ, thì những mối nguy hiểm sẽ gia tăng. Nếu điều này xảy ra thì tương lai của một cuộc chiến sẽ đến gần hơn là bạn nghĩ.

Theo The Economist

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *