Trò tiểu nhân: Mạc Văn Trang mượn chuyện “Quyền trẻ em” để đả kích

Từ trước đến nay, các tổ chức, cá nhân có thâm thù với Việt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc tình hình đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có việc thực hiện dân chủ và nhân quyền. Bài viết “Từ chuyện “Quyền trẻ em” nghĩ về chuyện người lớn” đăng trên Báo Tiếng dân của Mạc Văn Trang mới đây là một ví dụ.

Mạc Văn Trang xuyên tạc, Chính phủ Việt Nam không quan tâm thực thi Công ước quốc tế về quyền trẻ em như đã ký kết năm 1989 và phê chuẩn năm 1990.

Đây là sự xuyên tạc trắng trợn chính sách và phủ nhận sạch trơn những nỗ lực và kết quả thực thi Công ước quyền trẻ em của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong suốt 28 năm qua.

Là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi nghiêm túc, hiệu quả Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Từ khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để xây dựng Chương trình Hành động quốc gia Vì trẻ em và đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em; Làm hài hòa giữa Công ước và luật pháp quốc gia của Việt Nam; Đẩy mạnh quản lí Nhà nước về trẻ em; Tăng cường nguồn lực đầu tư cho trẻ em và đặc biệt là quan tâm đến vai trò của chính trẻ em và người chưa thành niên trong xã hội.

Sau 28 năm thực hiện Công ước (1990 – 2018), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thực hiện quyền trẻ em. Từ năm 2000, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm một nửa (từ 39 xuống 20 trẻ trên 1.000 ca sinh sống); số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm 1/3 (từ 36% xuống còn 25%) và tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đã tăng từ 78% lên 92%. Hiện nay, khoảng 95% trẻ em trong độ tuổi được đi học và hưởng nền giáo dục tốt hơn. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam và UNICEF hợp tác vì trẻ em, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng khẳng định: “Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ cho trẻ em trong 4 thập kỷ qua. Trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2014, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi đã giảm 80% và tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tăng gấp đôi, từ 41% lên 92%. Ngày nay, hầu hết tất cả các trẻ em đều được đến trường và được chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ tiêm chủng cao đã giúp Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt và uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh…”

Nói về vấn đề này, ông Jesper Moller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng: “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đây là một cơ sở pháp lý quan trọng. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cam kết quan trọng khác nhằm đảm bảo quyền dinh dưỡng của trẻ em, quyền được đến trường, quyền tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh tốt hơn. Đây là những nỗ lực rất lớn của Việt Nam, để đảm bảo trẻ em được lớn lên trong một môi trường trong lành và an toàn”. Vậy mà, Mạc Văn Trang lại như kẻ trên trời rơi xuống, chẳng hiểu gì về chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Y còn vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, thể hiện ở việc cấm nhân dân được đòi quyền tự do, dân chủ, nhân quyền

Trên thực tế, dân chủ ở nước ta được thể hiện, mở rộng và có cơ chế để đảm bảo thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Dân chủ thực sự về kinh tế thể hiện qua cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho mọi công dân phát huy được quyền tự chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh. Mọi công dân có quyền lao động và hưởng thành quả lao động theo năng lực và sự đóng góp của mình, có quyền tự do kinh doanh, sản xuất, đầu tư… Nhà nước còn có những chính sách thiết thực để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ thể hiện rõ nét qua các quy định được nêu lên trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại những người có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong lĩnh vực tôn giáo, công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động và lôi kéo nhân dân làm việc trái pháp luật.

Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, có quyền học tập, khám chữa bệnh và đặc biệt là quyền được thể hiện chính kiến của bản thân về việc xây dựng nhà nước và xã hội Việt Nam.

Chiêu trò xuyên tạc sự thật của Mạc Văn Trang, dẫu có núp dưới hình thức nào, cũng vẫn sẽ bị nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân Việt Nam nhận rõ và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ. Hành động của Mạc Văn Trang thật sự là hành động lố bịch, trò cũ diễn lại, chẳng lừa gạt được ai./.

Tâm Công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *