Ẩn số Nguyễn Văn Thiệu?

Trong hiệp định Paris 1973, Tổng thống Thiệu là người có ý kiến khác biệt với chính phủ Mỹ. Ông phản đối gay gắt nội dung Hiệp định, và nhất quyết không chịu ký vào văn bản. Cuối cùng, dưới áp lực của Mỹ, chính phủ của VNCH đã bị buộc ký vào hiệp định Paris.

Tuy vậy, Ông cũng là người có nhiều phát ngôn gây tranh cãi, bị gặp nhiều chỉ trích và nghi ngờ về khả năng lãnh đạo quân sự:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”.
“Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng! Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”.
“Hoa Kỳ là một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo”

Về cuối đời, trước khi mất, Ông bày tỏ ý nguyện được đưa tro cốt về Việt Nam an táng, nếu không thì rải xuống biển theo dòng đại dương.

* Thời gian đầu của đời binh nghiệp ông tham gia quân đội Việt Minh và sớm được công nhận là người có tầm nhìn lãnh đạo, Ông nhanh chóng được bổ nhiệm là người đứng đầu một huyện. Tuy nhiên sau đó ông dời bỏ hàng ngũ Việt Minh vào Sài Gòn, theo học trường sĩ quan quân đội Pháp.

Trong cuộc binh biến đảo chính Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, ông đóng vai trò khá quan trọng khi kéo sư đoàn 5 bộ binh án ngữ trước cửa ngõ Sài Gòn để ngăn chặn phe thân Tổng thống Diệm phản công.

Giai đoạn ông Thiệu lên nắm chính quyền có thể nói chính là quãng thời gian bình ổn nhất trong nội các và ngoại giao của chính phủ VNCH. Nhưng ông Thiệu lại là người tỏ ra hạn chế về năng lực quân sự, bằng chứng là Ông đưa ra hàng loạt quyết định sai lầm dẫn đến sự suy yếu và bại vong của QLVNCH:

Điển hình là trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Ông tung ra lực lượng hùng hậu hàng chục ngàn quân, bao gồm hầu hết các đơn vị bộ binh mạnh nhất trong Quân đoàn 1 và các sư đoàn trừ bị thiện chiến hàng đầu là Sư dù, sư đoàn TQLC và các đơn vị Biệt động quân cùng máy bay, tăng pháo yểm trợ nhưng lại giao quyền Tư lệnh cho một vị tướng kém tài nhiều tật như Hoàng Xuân Lãm. Kết quả cuộc hành quân thất bại thảm hại, hàng ngàn binh sĩ thương vong, nhiều đơn vị phải xuyên rừng trốn chui, trốn lủi để về tới Đông Hà – Quảng Trị. Nặng nề nhất là sư Dù, lữ đoàn 3 bị xóa sổ, Đại tá Nguyễn Văn Thọ cùng toàn bộ ban tham mưu bị bắt.
Sai lầm tương tự tiếp tục bị lặp lại trong Mùa hè đỏ lửa 1972, tướng Lãm tiếp tục được tin dùng giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1, Sư đoàn 3 bộ binh non trẻ nhất được đưa ra trấn giữ đầu hỏa tuyến, Quảng Trị nhanh chóng rơi vào tay QGP, sư đoàn 3 bộ binh tan rã một cách chóng vánh.
Nhưng nghiêm trọng hơn phải kể đến giai đoạn cuối của cuộc chiến: Đầu tiên là Ông quyết định không nghe tướng Dư Quốc Đống điều động sư Dù tiếp ứng Phước Long, khiến Phước Long bị thất thủ, tướng Đống uất ức xin từ chức vị trí Tư lệnh Quân đoàn 3, và bằng chứng cho thấy mất Phước Long chính là tiền đề cho sự sụp đổ của chính quyền VNCH. Sai lầm nối tiếp sai lầm bằng việc Ông quyết định bỏ Buôn Mê Thuột, phớt lờ yêu cầu xin tử thủ của tướng Phú và yêu cầu nguyện dẫn quân tái chiếm Tây Nguyên của tướng Kỳ dẫn đến cuộc triệt thoái của Quân đoàn 2 trên đường số 7 diễn ra trong máu và nước mắt. Mất cao nguyên Nam Trung Phần, VNCH nhanh chóng mất nốt Huế – Đà Nẵng bằng cách ra lệnh cho tướng Trưởng rút bỏ nơi đây.
Ngày 21/4, Ông từ chức Tổng thống và chính quyền VNCH diệt vong sau 9 ngày ông dời bỏ cương vị lãnh đạo.

Chính bởi những sai lầm to lớn của Tổng thống Thiệu cùng với việc từng làm chỉ huy một đơn vị cấp huyện của Việt Minh, mà ngày nay một số thanh niên nghi ngờ rằng Ông chính là điệp viên hoàn hảo và xuất sắc nhất thế kỷ 20.

#NKL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *